COVID-19 'giết chết' các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiêu dùng tại chỗ?

COVID-19 không chỉ thay đổi cách sống, mà còn cả cách chúng ta làm việc. Điều này gây ra hậu quả lâu dài cho ngành dịch vụ tiêu dùng tại chỗ ở các thành phố lớn.

Theo một bài nghiên cứu được công bố trên trang Covid Economics có tên "A Real-Time Journal", ngày càng có nhiều người tiếp tục làm việc tại nhà, dòng người từ các khu vực đô thị mật độ dân số cao như trung tâm thành phố có khuynh hướng đổ ra các vùng ngoại ô, nơi có dân cư mật độ thấp. Điều này có thể có ảnh hưởng lâu dài đáng kể đến lĩnh vực cung cấp hàng hóa và dịch vụ.

Đi làm từ vùng ngoại ô đến nơi làm việc, có nghĩa là hầu hết mọi người sẽ tiếp cận các dịch vụ tiêu dùng tại chỗ ( LCS ) xung quanh cùng khu vực sống, chẳng hạn như mua đồ ăn trưa và cà phê từ một quán cà phê, đến phòng tập thể dục trong giờ nghỉ trưa, bưu điện hoặc thậm chí mua sắm trên đường.

Đường phố ở Anh vắng người qua lại do COVID-19. Ảnh: Edward Howell.
Đường phố ở Anh vắng người qua lại do COVID-19 . Ảnh: Edward Howell.

Trong một bài nghiên cứu có tên "Zoomshock: The geography and local labour market consequences of working from home" (tạm dịch là "Zoomshock: Vị trí địa lý và hậu quả của thị trường lao động địa phương khi làm việc tại nhà"), tác giả đề cập đến vấn đề thay đổi cách sống của mọi người, đồng thời xem xét tác động của số người làm việc tại nhà đối với nhu cầu và nguồn cung cấp trong tương lai cho các LCS ở xung quanh khu vực sinh sống.

Tiến sĩ Jesse Matheson, Khoa Kinh tế tại Đại học Sheffield, cho biết: "Khi đại dịch tiếp tục kéo dài hơn những gì chúng ta nghĩ, chúng ta đã quen với hình thức làm việc từ xa, hầu như mọi người ít gặp nhau hơn và điều đó phản ánh nhu cầu tiêu dùng truyền thống giảm xuống. Ngược lại, các loại hình dịch vụ lại gia tăng đáng kể, thậm chí một số doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến xem COVID-19 là cơ hội có một không hai để phát triển".

Hiểu được sự thay đổi này trong hoạt động kinh tế trên toàn cầu, Zoomshock đã cung cấp hệ thống dữ liệu nhắm đến mục tiêu là những nơi mà các doanh nghiệp địa phương bị ảnh hưởng và những doanh nghiệp phải vật lộn để tồn tại trong cuộc khủng hoảng COVID-19.

Không có khách hàng, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và đối mặt với nguy cơ phá sản. Ảnh: Internet. 
Không có khách hàng, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và đối mặt với nguy cơ phá sản. Ảnh: Internet. 

Theo đó, việc lồng ghép nghiên cứu này vào chính sách sẽ giúp chính quyền địa phương hỗ trợ các doanh nghiệp, dịch vụ vượt qua và phục hồi sau đại dịch COVID-19. Ngoài ra, nghiên cứu còn cung cấp thêm cho các khu vực thiếu các dịch vụ thiết yếu trong tương lai bằng cách hỗ trợ việc di dời LCS, hoặc thậm chí hình dung lại cách sử dụng không gian ở các trung tâm thành phố.

Tiến sĩ Matheson cho biết: "Chúng tôi đang nhìn vào một tương lai, nơi mà các trung tâm thành phố và khu kinh doanh ế ẩm không có khách hàng, do đó, khả năng một số doanh nghiệp truyền thống dựa vào lực lượng lao động đi làm sẽ không thể tồn tại".

"Tuy nhiên, chúng tôi không thể để tất cả các hoạt động kinh doanh và dịch vụ thất bại ở các khu vực đô thị, vì vậy dữ liệu chúng tôi thu thập được sẽ có thể giúp chính quyền địa phương lập kế hoạch cho tương lai của các không gian đô thị dành riêng cho kinh doanh của họ và thực hiện cách tiếp cận dựa trên địa điểm trong tạo quỹ phục hồi và hỗ trợ cho các khu vực quan tâm", ông Matheson nói thêm.

Trong bối cảnh COVID-19, Tiến sĩ Matheson cho rằng, tập trung cung cấp hàng hóa và dịch vụ địa phương là cách hiệu quả nhất để các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng.

THÙY CHÂN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương