Thịt gà luộc là một trong những món ăn cực kỳ quen thuộc với người Việt. Đặc biệt, đó còn là món ăn quan trọng trong những mâm cơm ngày lễ, ngày Tết, mâm cơm cúng hay cỗ, tiệc... Đi kèm với thịt gà luộc luôn luôn phải có gia vị để chấm thì mới làm tăng hương vị và món thịt gà luộc mới thật sự ngon. Và loại gia vị quen thuộc, phổ biến nhất khi đi kèm với thịt gà luộc chính là muối tiêu chanh.
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như mới đây không xuất hiện tranh cãi trước việc một cư dân mang khoe cảnh ăn thịt gà chấm nước mắm.
(Nguồn: TikTok @gauvlogs1997) |
Cụ thể, trong một clip được chia sẻ trên mạng xã hội TikTok, một người đàn ông đã ngồi mukbang món thịt gà luộc. Ngay bên cạnh con gà luộc vàng ươm là bát nước mắm tỏi ớt. Chính điều này đã làm dấy lên những tranh cãi ở phần bình luận. Có không ít người tỏ ra ngạc nhiên trước sự kết hợp này, thậm chí có người còn cho rằng như vậy là đang "huỷ hoại" ẩm thực. Thế nhưng ngược lại, có rất nhiều ý kiến khác cho rằng cách kết hợp gia vị chấm như vậy hoàn toàn bình thường, không những thế còn rất phố biến vì có rất nhiều người ăn như vậy.
(Ảnh chụp màn hình) |
Trên thực tế, nếu thường xuyên theo dõi các hội nhóm ăn uống, có lẽ bạn sẽ bắt gặp thêm rất nhiều loại gia vị chấm thịt gà luộc nữa. Bên cạnh muối tiêu hay muối trộn với tiết luộc theo kiểu truyền thống của nhiều nơi, thì dân tình còn chấm với nước mắm tỏi ớt, hoặc sáng tạo thêm rất nhiều kiểu nước chấm khác như muối chấm gà kiểu Thái, muối chấm gà với sữa đặc... Tuỳ khẩu vị của từng người, mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một món gia vị chấm thịt gà luộc riêng.
(Ảnh: Tiệm Phố Núi) |
Quả thật, phải công nhận rằng ẩm thực Việt Nam vô cùng đa dạng, và người Việt cũng vô cùng sáng tạo. Ngay từ chuyện gia vị chấm món ăn thôi cũng có đủ các sáng tạo khác nhau. Đây cũng là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều người, không chỉ các tín đồ ẩm thực Việt Nam mà cả du khách quốc tế cũng liên tục trầm trồ trước các món nước chấm, gia vị chấm của Việt Nam.
Có loại rau giá đắt hơn thịt, hầm với thịt gà vừa ngon vừa bổ nhưng nhiều người chưa từng ăn
Theo Y học cổ truyền, loại rau này có tác dụng bổ thận, mát gan, lợi mật, lọc máu..., có thể dùng tươi, khô, làm trà, nấu cháo...