Đánh đổi mạng sống khi đi du lịch bụi

Thi thể 2 sinh viên TP.HCM bị sóng cuốn ở Hòn Gầm , Khánh Hòa khi đi trekking đã được tìm thấy sáng 24/9.

Thời gian gần đây phong trào du lịch bụi và những cụm từ như: phượt, hiking, trekking để thử thách chính mình đã trở nên quen thuộc. Nhưng liền theo đó là nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra cho các phượt thủ.

Mảng tối của du lịch bụi

Các loại hình du lịch bụi mang trong mình một ý nghĩa rất tích cực và mới mẻ. Liệu ai cũng hiểu hết ý nghĩa tốt đẹp mà nó mang lại sau mỗi chuyến đi?

Liệu ai cũng hiểu hết ý nghĩa tốt đẹp mà nó mang lại sau mỗi chuyến đi?
Liệu ai cũng hiểu hết ý nghĩa tốt đẹp mà nó mang lại sau mỗi chuyến đi?

“Hùa theo trào lưu, một số bạn trẻ đã đi quá giới hạn của chính mình khi nghĩ rằng tự vượt qua thử thách mà không cần chuyên gia hỗ trợ, tự đưa mình vào tình thế nguy hiểm. Kỹ năng chưa đủ, kiến thức chưa đủ, thể lực có khi cũng không đủ nốt, chỉ có sự nông nổi và liều lĩnh.

Với cơ sở hạ tầng và điều kiện bảo hộ còn yếu kém như ở Việt Nam thì phong trào trekking với đội ngũ chuyên gia không nhiều, thành ra những chuyến trekking của các bạn càng nguy hiểm hơn nếu tự tổ chức đi hoặc dựa vào một số người gọi là có chút kinh nghiệm, hoặc dân địa phương để dẫn đường thì không đủ an toàn” - Anh N.Q.C, 33 tuổi ngụ Gò Vấp, TP.HCM, người có nhiều kinh nghiệm rong ruổi khắp các cung đường trekking ở Việt Nam chia sẻ.

Trần Đặng Đăng Khoa - cái tên nổi tiếng trong giới phượt thủ Việt.
Trần Đặng Đăng Khoa - cái tên nổi tiếng trong giới phượt thủ Việt.

Cách đây vài năm, thời kỳ huy hoàng nhất của trào lưu phượt, những cái tên như Trần Đặng Đăng Khoa, Hoàng Lê Giang, Ngô Huy Hòa nổi lên như một hiện tượng, trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ đam mê chinh phục và khám phá thì vài năm trở lại đây, chúng ta nghe thêm những câu chuyện “biến tướng” khác. Rất nhiều người hiểu sai lệch về “phượt”; trào lưu “phượt” rầm rộ hiện nay có dấu hiệu của sự khủng hoảng, những biểu hiện tiêu cực, rất đáng báo động của lớp trẻ. 

Thay vì đi để trải nghiệm, nhiều bạn trẻ chỉ đi theo trào lưu, chứng tỏ mình sành điệu hay để “sống ảo” mà quên mất phải bảo vệ môi trường nơi mình đi qua. Những câu chuyện với những hành vi thiếu ý thức của dân phượt như đoàn phượt thủ 28 người dừng chân nghỉ ngơi tại một quán cà phê võng ở Cà Mau hết 400.000 đồng rồi đăng đàn chê đắt; Sự việc một nhóm 9 phượt thủ khác vô tư trải chiếu ngủ trên đường đèo đi Đà Lạt bất chấp hiểm nguy…

Những cái tên mãi “nằm lại” trên đường khám phá như của bạn T.A.K ở Tà Năng - Phan Dũng, hay mới đây nhất là hai sinh viên ĐH Hoa Sen bị sóng cuốn ở biển Hòn Gầm, Khánh Hòa giấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về trào lưu du lịch bụi của người trẻ.

Giải pháp nào cho những đôi chân ưa đi và ưa trải nghiệm?

Trước khi lên đường khám phá rất cần sự chuẩn kỹ lưỡng.
Trước khi lên đường khám phá rất cần sự chuẩn kỹ lưỡng.

Người phương Tây với bản năng ưa mạo hiểm, khám phá còn người châu Á nói chung hay Việt Nam nói riêng thì ngược lại. Bởi vậy, khi văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam, cần được du nhập một cách có hiểu biết để phù hợp bối cảnh thực tế. Vì vậy trước khi lên đường khám phá rất cần sự chuẩn kỹ lưỡng.

Việt Nam có rất nhiều cung đường du lịch dã ngoại đẹp được giới trẻ truyền tai nhau: Tà Năng - Phan Dũng, Bidoup – Núi Bà, Núi Chúa, núi Bà Đen, núi Chứa Chan... Trải qua cung đường này, người đi được trải nghiệm nhiều điều. Vì vậy, không thể cứ "quản không được thì cấm" để ngăn giới trẻ tham gia.

Vấn đề là đảm bảo cho người tham gia cung đường này nhận thức được làm thế nào đảm bảo "đi đến nơi về đến chốn". Không đơn giản như những chuyến du hành khác, trekking không thể là cứ vác balo mà đi. Phải chuẩn bị thật tốt cho chuyến đi, không phải từ ngày hôm trước mà là từ...  nhiều tháng trước.

Những vật dụng không thể thiếu khi đi trekking.
Những vật dụng không thể thiếu khi đi trekking.

Chọn người dẫn đường: Tốt nhất nên chọn những công ty chuyên nghiệp hoặc người dẫn đường đã có chứng chỉ quốc tế, hoặc chứng chỉ của Việt Nam tùy theo cung đường mình đi.

Rèn thể lực: Dù là bạn có sức khỏe tốt hay không cũng nên luyện thể lực, để đảm bảo mình không là gánh nặng của đoàn, có thể tự cứu mình khi lâm vào tình thế nguy hiểm. Tùy loại hình và cung đường bạn đi mà có những bài tập phù hợp.

Dụng cụ cá nhân: Những vật dụng không thể thiếu: giày, balo, gậy, bật lửa, đồ sơ cứu, thực phẩm, nước uống, lều ngủ, áo mưa, bản đồ, đèn pin, pin sạc dự phòng, la bàn, GPS, tracklog...

Các loại thuốc và dụng cụ sơ cứu y tế cơ bản: thuốc đau đầu, đau bụng, hạ sốt, chống muỗi, chống vắt, thuốc côn trùng cắn, thuốc sát trùng, băng gạc cá nhân, vitamin C…

Tâm lý tích cực: Đừng coi thường, tâm lý tích cực sẽ tác động rất tốt lên tinh thần và cơ thể của bạn trên con đường khám phá chinh phục. Bạn càng thích thú trước khi khởi hành, càng dễ vượt qua được thử thách.

Tham khảo các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về cung đường sẽ đi.
Tham khảo các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về cung đường sẽ đi.

Trước khi đi bạn cũng nên tham khảo các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về cung đường để biết được bạn sẽ phải đối mặt với những thử thách gì.

Ngoài ra, bảo hiểm du lịch, kỹ năng làm việc nhóm, tính kỷ luật, kỹ năng sinh tồn cơ bản: Làm chín thức ăn, sơ cứu cấp cứu, lều trại, định vị, tránh thời tiết xấu... là những yêu cầu phải có khi tham gia chuyến đi.

Tóm lại, hãy lên đường với một sức khỏe dẻo dai, một đôi chân bền bỉ, một cái đầu linh hoạt, một trái tim nhạy bén và nhiều kiến thức. Nếu bạn thật sự là những người thích đi bụi, trước khi lên đường hãy luôn nằm lòng câu "đi để... trở về".

AN LY (t/h)

Lại có thêm 2 phượt thủ tử nạn, cảnh báo thú vui nguy hiểm của người trẻ

Lại có thêm 2 phượt thủ tử nạn, cảnh báo thú vui nguy hiểm của người trẻ

Đến hết ngày 2/9, lực lượng chức năng vẫn chỉ mới tìm thấy 1 trong số hai phượt thủ trẻ tử nạn trong rừng phòng hộ La Ngà.