Chị Bích Hà (60 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) chăm sóc bà cụ ở Hà Nội đã bước sang tuổi 96, mắc COVID-19 nặng, có bệnh nền. Ngoài ra còn có con gái cụ (74 tuổi) cũng là F0 nhưng do sức khỏe kém, nhiều bệnh nền vì vậy không thể chăm sóc mẹ. Gia đình họ đã lên mạng để tuyển người chăm sóc cụ.
Trước khi làm công việc này, chị có kinh nghiệm chăm người bệnh COVID-19. Theo đó, chồng chị Hà là F0, mẹ chồng chị (94 tuổi) cũng bị lây nhiễm. Nhà chỉ có 3 người, vì vậy chị Hà nhận nhiệm vụ chăm sóc những người còn lại. Sau khoảng 10 ngày, chồng chị và mẹ chồng đều có kết quả âm tính.
Công việc của chị là cho cụ ăn uống, đi vệ sinh, vệ sinh cá nhân (thay bỉm, lau rửa…), cho người bệnh uống thuốc…Bệnh nhân là F0 nặng, thường xuyên mệt mỏi, khó thở nên vào đêm chị Hà luôn phải thức và ngồi cạnh hỗ trợ. Ba ngày, chị cũng phải hết sức để ý bởi nếu lơ đãng, cụ lại giật mặt nạ thở oxy ra.
Các gia đình thường thanh toán tiền công cho người chăm sóc theo ngày. Nhưng kết thúc đợt chăm sóc, chị Hà mới nhận chuyển khoản chi phí từ gia đình. “Gần Tết và Tết, mức giá sẽ tăng lên 2 hoặc 3 triệu/ngày, dưới 3 triệu tôi không thể nhận. Bởi công việc này quá vất vả, không phải ai cũng làm được và nhiều nguy cơ về sức khỏe”.
Anh Gia Huy (26 tuổi, Hà Nội) đã chăm sóc 4 F0 tại nhà. Chi phí chăm sóc giao động từ 800 nghìn – 1,5 triệu đồng/ngày tùy thuộc vào từng thể trạng của người bệnh.
Anh Huy từng mắc COVID-19 và khỏi bệnh, anh cũng đã tiêm đủ hai mũi vaccine. Theo anh Huy, họ chủ yếu chỉ chăm sóc các sinh hoạt hàng ngày, còn về chuyên môn sức khỏe phải nhờ đến bác sĩ tư vấn. Trong trường hợp bệnh nhân có chuyển biến về tình trạng bệnh, người chăm sóc phải liên hệ với bác sĩ để cấp cứu kịp thời.
Độc đáo đoàn Lân Sư Rồng nữ nắm giữ nhiều kỷ lục Việt Nam và châu Á
Đoàn Lân Sư Rồng Tú Anh Đường tại Cần Thơ hiện là đội lân nữ nắm giữ nhiều kỷ lục Việt Nam và 2 kỷ lục Guinness Châu Á.