Dịch vụ cho thuê phòng giá rẻ tránh chạm mặt bạn đời trong mùa covid-19

Do căng thẳng hoặc có sự khác biệt về lối sống, nhiều vợ chồng Nhật Bản cảm giác muốn tránh mặt nhau.

Mới đây, công ty dịch vụ du lịch Kasoku, có trụ sở tại Tokyo quảng cao về hàng trăm dịch vụ cho thuê địa điểm nghỉ dưỡng khép kín dành cho các cặp đôi đang căng thẳng vì phải chạm mặt nhau quá thường xuyên. 

Nguồn gốc của dịch vụ này là do hashtag #coronadivorce (tạm dịch: ly dị mùa corona) trở nên phổ biến trên mạng xã hội. Công ty này cho biết, họ muốn ngăn xảy ra tình trạng ly dị. Các cặp đôi sau kỳ nghỉ tại không gian này có thể suy nghĩ về mối quan hệ của mình. 

Ngày nay, nhiều người đàn ông Nhật dành nhiều thời gian cho gia đình, tuy nhiên vẫn có một số người thường xuyên tăng ca. Theo Jeff Kingston, một chuyên gia Nhật Bản tại Đại học Temple ở Tokyo, lý do cho hiện tượng này là họ muốn tránh về nhà chứ không phải bị bắt ép. Thế nhưng vì đại dịch, mọi lối sống đã thay đổi. 

Dịch vụ cho thuê phòng giá rẻ tránh chạm mặt bạn đời trong mùa covid-19

Trong thời gian cách ly xã hội, một số phụ nữ đặc biệt dễ trở thành nạn nhân của bạo hành gia đinh. Vì vậy, Kasoku muốn mở ra một lối thoát cho những người như vậy. Dịch vụ của họ giúp cho những người đã, đang hoặc có nguy cơ là nạn nhân của bạo hành gia đình tìm một nơi trú ẩn phù hợp với túi tiền. 

Kasoku có đến 500 phòng được trang bị đầy đủ nội thất trong các khách sạn và nhà trọ trên khắp Nhật Bản. Khách có thể ở lại từ một ngày đến sáu tháng. Một phòng đơn có giá chỉ hơn 37 USD mỗi ngày và 844 USD mỗi tháng.

Khách hàng của Kasoku đã phần là muốn tìm nơi yên tĩnh để làm việc và tạm rời xa gia đình.  Từ khi mở bán, Kasoku đã nhận được hơn 140 yêu cầu tư vấn với số lượng áp đảo là khách hàng nữ ở độ tuổi 30 – 40.

Một phòng đơn có giá chỉ hơn 37 USD mỗi ngày và 844 USD mỗi tháng. Ảnh: CNN.
Một phòng đơn có giá chỉ hơn 37 USD mỗi ngày và 844 USD mỗi tháng. Ảnh: CNN.

Theo một khảo sát được OECD công bố năm 2017, tỷ lệ ly hôn của Nhật Bản ở mức xấp xỉ 2/1.000 người mỗi năm, so với 3/1.000 người ở Mỹ và 4,5/1.000 người ở Nga. Đến nay, Nhật Bản không có sự đột biến trong số vụ ly dị, nhưng tình trạng căng thẳng giữa các cặp vợ chồng đang được thể hiện rất rõ rệt trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để thuê một “nơi trú ẩn”, tạm thời tránh mặt bạn đời của mình. Để tránh xung đột, Goto, một luật sư ly hôn tại Văn phòng Luật sư Felice ở quận Hyogo, khuyên các cặp vợ chồng nên tổ chức "các cuộc họp đối phó corona" và thảo luận về cách họ làm quen với những điều “bình thường mới” cùng nhau.

Michael Nevans, giám đốc trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Tokyo cho rằng, khi chúng ta không thể rời xa ai đó, chúng ta phải tự điều chỉnh nhận thức để hòa hợp với nhau. Đồng thời khuyến khích các cặp vợ chồng cứ làm việc của mình và chỉ bắt đầu giao tiếp với nhau vào cuối ngày . 

Kasoku hy vọng dịch vụ mà công ty cung cấp chỉ mang tính tạm thời, thay vì trở thành một giải pháp lâu dài. Tuy vậy, nếu trong trường hợp xấu nhất, Kasoku cũng hỗ trợ khách hàng một gói tư vấn ly hôn.

Đối với một số người, cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra thậm chí lại là cơ hội để tăng cường mối quan hệ. Họ dành thời gian cho gia đình và vun đắp tính cảm nhiều hơn. 

Giữa cuộc bàn luận về việc chia tay, nhiều người dùng Twitter cũng chia sẻ những suy nghĩ lạc quan về hashtag #coronadivorce. Họ đăng tải hình ảnh các bữa ăn mà hai vợ chồng đã nấu cùng nhau hoặc bình luận “thích dành nhiều thời gian bên nhau hơn”.

Một vài người thậm chí còn dự đoán hashtag phổ biến tiếp theo: "#Coronadivorce đã trở thành một từ thông dụng trên thế giới bởi nhiều người đang cảm thấy tiêu cực vào lúc này. Nhưng tôi khá chắc chắn rằng khi đại dịch kết thúc, #coronamarriage (tạm dịch: đám cưới thời corona) sẽ dẫn đầu xu hướng”.

Thanh Mai

Gojek sa thải 9% nhân viên, đóng cửa hai dịch vụ

Gojek sa thải 9% nhân viên, đóng cửa hai dịch vụ

Mới đây, công ty gọi xe Gojek của Indonesia thông báo cắt giảm 430 người, tương đương 9% nhân sự và đóng cửa dịch vụ GoLife, GoFood Festivals.