Du lịch Việt Nam thiệt hại gần 7 tỷ USD do COVID-19

Đó là phát biểu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Người phát ngôn Chính phủ vào chiều ngày 3/3.

Tại  Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Thủ tướng ghi nhận sự nỗ lực thực hiện các giải pháp đồng bộ của cả hệ thống trong công tác phòng, chống dịch. Những ngày qua, tại nhiều nước trên thế giới, dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, số người lây nhiễm tăng chóng mặt, có khi ngày hôm sau tăng gấp đôi ngày hôm trước.

“Dịch lan ra nhiều nước, trong đó có những nước là địa bàn thị trường truyền thống và là đối tác quan trọng của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu”, ông Dũng nói.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, dịch bệnh đã ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Việt Nam, từ điện tử, may mặc, giày da, cơ khí và thiếu hụt nguồn lao động; làm gián đoạn chuỗi cung ứng hay vận chuyển hành khách, giáo dục, du lịch…

“Lượng khách của khách sạn giảm 60-70%, khách du lịch giảm 2 con số. Theo thống kê, ngành du lịch mất khoảng 7 tỷ USD do dịch bệnh”, ông Dũng nói.

Nói về việc phòng chống dịch Covid-19, người phát ngôn Chính phủ nhấn mạnh phải kiên quyết áp dụng cách ly tập trung, không để lây lan dịch từ bên ngoài vào.

“Nếu để một ca nhiễm bệnh vào Việt Nam và để xảy ra lây chéo thì sẽ rất khó kiểm soát”, ông Dũng nói.

Ông nhắc lại tnh thần chỉ đạo của Thủ tướng là không để rơi vào bị động. Cùng với đó, tập trung hỗ trợ các đối tượng bị dịch bệnh; tập trung tái cơ cấu sản xuất; đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Trong tình hình dịch bệnh, tránh thanh toán trực tiếp mà đẩy mạnh thanh toán trực tuyến.

Trả lời câu hỏi về các kịch bản ứng phó của Việt Nam với Covid-19, ông Nguyễn Thanh Long (Thứ trưởng Y tế) nói "chúng ta đang kiểm soát tốt tình hình" và có kịp bản phù hợp với từng diễn biến. Đơn cử, khi dịch lây lan nhanh ở Hàn Quốc, Việt Nam yêu cầu công dân nước này nhập cảnh phải khai báo y tế; sau đó là tạm dừng miễn thị thực với công dân Hàn Quốc; cách ly tất cả những người đến hoăc đi qua vùng dịch... Một số sân bay như Vân Đồn, Phù Cát, Cần Thơ được chỉ định đón các chuyến bay từ Hàn Quốc trở về.

"Biện pháp cách ly là cực kỳ quan trọng để ngăn dịch lan vào Việt Nam và ngăn dịch lây lan trong cộng đồng", ông Long nhấn mạnh. 

Theo ông, Việt Nam cũng tính đến phương án giảm mật độ cách ly bằng cách sàng lọc, thông qua các phiếu hỏi để phân loại những người không đi qua vùng dịch. Đồng thời, nhà chức trách làm việc với chính quyền địa phương và gia đình để làm rõ người nào không đi qua vùng dịch thì cách ly tại nhà, giảm tải cho cơ sở cách ly tập trung. 

PV (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương