Nhận trách nhiệm đóng phí bảo hiểm giúp bố mẹ, chồng và anh chị em trong nhà, Phương Thúy - 32 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội, cho biết cô luôn chỉ dùng thẻ tín dụng để đóng phí bảo hiểm.
Hiện tại, Phương Thúy đang sử dụng 4 thẻ tín dụng có tính năng hoàn tiền khi đóng phí bảo hiểm. Bà mẹ 1 con này cho biết: "Mỗi năm, mình sẽ đóng phí cho 6 hợp đồng bảo hiểm của hai vợ chồng, bố mẹ, 1 người anh trai và 1 người em gái.
Mình luôn dùng thẻ tín dụng để đóng phí bảo hiểm vì đây là hình thức thanh toán duy nhất có tính năng hoàn tiền. Năm vừa rồi, tổng số tiền mà mình được hoàn về 4 thẻ tín dụng là 14 triệu đồng".
Phương Thúy |
Mỗi hợp đồng bảo hiểm mà Phương Thúy phụ trách đóng giúp người thân sẽ có mức phí khác nhau, mức cao nhất là 120 triệu/năm. Phương Thúy sẽ dùng thẻ tín dụng để đóng các khoản phí bảo hiểm này và dùng tiền người thân chuyển khoản để thanh toán phần dư nợ thẻ tín dụng đã dùng. Vào cuối tháng, thẻ tín dụng sẽ hoàn tiền phí bảo hiểm, khoản tiền này được cộng trực tiếp vào hạn mức thẻ.
"Có loại thẻ không giới hạn số tiền hoàn, có loại thì có giới hạn. Mình cứ linh động thôi, thẻ nào còn đủ hạn mức đủ để đóng phí bảo hiểm thì mình dùng. Đương nhiên, mình sẽ ưu tiên dùng thẻ không giới hạn số tiền hoàn" - Phương Thúy chia sẻ.
Nếu cũng đang có hợp đồng bảo hiểm, bạn có thể cân nhắc mở 1 trong 7 loại thẻ tín dụng có tính năng hoàn tiền khi đóng phí bảo hiểm này.
7 loại thẻ tín dụng hoàn tiền nhiều nhất khi đóng phí bảo hiểm
1. HSBC Visa Platinum
- Phí thường niên: 800k/ tháng.
- Hoàn 1%/ tháng, không giới hạn số tiền.
- Không yêu cầu là chính chủ của hợp đồng BH đóng phí.
- Điều kiện mở thẻ: Trên 18 tuổi, thu nhập tối thiểu 8 triệu đồng/tháng.
2. Sacombank Visa Platinum
- Phí thường niên: 599k/ năm.
- Hoàn 5%/ tháng, tối đa 600k/ tháng.
- Không yêu cầu là chính chủ của hợp đồng BH đóng phí.
- Điều kiện mở thẻ: Trên 18 tuổi, thu nhập tối thiểu 15 triệu đồng/tháng.
3. Eximbank Visa Platinum
- Phí thường niên: 1,2 triệu/ năm.
- Hoàn 5%/ tháng, tối đa 300k/ tháng.
- Không yêu cầu là chính chủ của hợp đồng BH đóng phí.
- Điều kiện mở thẻ: Thu nhập tối thiểu 10 triệu đồng/tháng, hoặc đang có sổ tiết kiệm/hợp đồng tiền gửi tại ngân hàng Eximbank.
4. VpBank Lady Mastercard
- Phí thường niên: 550k/ năm.
- Hoàn 6%/ tháng, tối đa 300k/ tháng.
- Không yêu cầu là chính chủ của hợp đồng BH đóng phí.
- Điều kiện mở thẻ: Trên 18 tuổi, thu nhập tối thiểu 7 triệu đồng/tháng.
5. Citi Cashback Platinum
- Phí thường niên: 1,2 triệu/ năm.
- Hoàn 1%/ tháng, tối đa 600k/ tháng.
- Không yêu cầu là chính chủ của hợp đồng BH đóng phí.
- Điều kiện mở thẻ: Trên 21 tuổi, thu nhập tối thiểu 8 triệu đồng/tháng.
6. VIB Online Plus 2in1
- Phí thường niên: 599k/ năm.
- Hoàn 3%/ tháng cho các thanh toán trực tuyến (bao gồm đóng phí bảo hiểm trừ bảo hiểm hãng Prudential, Bảo Việt, BIC, PTI ), tối đa 600k/ tháng.
- Yêu cầu là chính chủ của hợp đồng BH.
- Điều kiện mở thẻ: Trên 20 tuổi, không có nợ xấu trong vòng 2 năm gần nhất.
7. OCB Mastercard Platinum
- Phí thường niên: 999k/ năm.
- Hoàn 1%/ tháng, tối đa 500k/ tháng.
- Không yêu cầu là chính chủ của hợp đồng BH đóng phí.
- Điều kiện mở thẻ: Trên 20 tuổi, không có nợ xấu trong vòng 2 năm gần nhất.
Vì sao nên đóng phí bảo hiểm bằng thẻ tín dụng?
Đừng vội nghĩ rằng đóng phí bảo hiểm bằng tiền mặt, bằng thẻ ATM hay thẻ tín dụng cũng chẳng khác gì nhau, vì 2 phương án đầu không giúp bạn tiết kiệm, còn phương án cuối thì có.
1 - Tính năng hoàn tiền của thẻ tín dụng giúp bạn tiết kiệm một phần tiền phí bảo hiểm
Giống như những gì Phương Thúy đã chia sẻ, thanh toán phí bảo hiểm bằng thẻ tín dụng là hình thức duy nhất giúp cô được hoàn tiền, đồng nghĩa với việc tiết kiệm được 1 khoản "nho nhỏ".
Ví dụ thế này: Bạn đang có một hợp đồng BHNT với phí đóng hàng năm là 30 triệu đồng. HỢp đồng này có thời hạn 10 năm. Nếu bạn thực hiện thanh toán phí bảo hiểm bằng thẻ tín dụng với ưu đãi hoàn tiền là 5%, vậy mỗi năm bạn sẽ được hoàn 1,5 triệu đồng; nhân với 10 năm là bạn tiết kiệm được 15 triệu tiền đóng phí BHNT.
Chẳng cần làm gì cũng tiết kiệm được 15 triệu, đây không phải là món hời thì còn là gì được nữa?!
2 - Đóng phí bảo hiểm bằng thẻ tín dụng còn giúp bạn được miễn phí thường niên
Nếu bạn chưa biết: Phí thường niên là loại phí mà bạn phải đóng cho ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng. Tùy vào từng ngân hàng và từng loại thẻ tín dụng mà mức phí thường niên có thể dao động trong khoảng 100k đến 1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ miễn 100% phí thường niên này nếu chi tiêu trong năm của bạn vượt qua khỏi 1 số tiền nhất định.
Ảnh minh họa |
Ví dụ: Ngân hàng sẽ miễn phí thường niên cho bạn nếu chi tiêu từ thẻ tín dụng của bạn vượt qua 72 triệu đồng/năm. Lấy 72 triệu chia đều cho 12 tháng, mỗi tháng bạn phải chi tiêu 6 triệu để được miễn phí thường niên. Nếu bạn là người sống tiết kiệm, chi tiêu không đủ 6 triệu/tháng, thì bạn phải đóng phí thường niên cho ngân hàng.
Giả sử bạn có 1 hợp đồng BHNT với phí đóng 30 triệu mỗi năm và bạn sử dụng thẻ tín dụng để đóng tiền phí bảo hiểm, bạn chỉ cần phải chi tiêu thêm 42 triệu nữa là đủ điều kiện miễn phí thường niên. Đem 42 triệu chia đều cho 12 tháng sẽ ra 3,5 triệu mỗi tháng - Một con số hoàn toàn khả thi!
5 thẻ tín dụng ưu tiên tính năng hoàn tiền, giúp bạn sắm Tết đỡ tốn kém hơn
Mở thẻ tín dụng và dùng đúng mục đích, nhu cầu cũng là một cách tiết kiệm đấy.