Thị trường cà phê ổn định
Giá cà phê trong nước hôm nay (ngày 15/3) dao động từ 47.400 – 47.800 đồng/kg.
Tại tỉnh Lâm Đồng là 47.400 đồng/kg; tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Kon Tum được thu mua phổ biến là 47.700 đồng/kg; tại tỉnh Đắk Lắk trung bình đạt 47.800 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta trên sàn London (Anh) tại phiên giao dịch gần nhất dao động từ 2.069 – 2.134 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2023 là 2.135 USD/tấn; giao cà phê tháng 7/2023 là 2.127 USD/tấn; giao ctháng 9/2023 là 2.106 USD/tấn và giao hàng tháng 11/2023 có giá 2.071 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica trên sàn New York (Mỹ) ở phiên giao dịch gần nhất trước thời điểm mở cửa hôm nay ghi nhận đạt 175,65 US cent/lb cho kỳ hạn giao hàng tháng 5/2023. Kỳ hạn tháng 7/2023 giá 176,6 US cent/lb; tháng 9/2023 giá 174,95 US cent/lb và giao cà phê tháng 12/2023 giá 172,9 US cent/lb.
Việt Nam là nước sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới và cũng là quốc gia có văn hóa cà phê nở rộ. Đó là yếu tố thúc đẩy thị trường cà phê phát triển mạnh mẽ khi đạt quy mô 10.845 tỷ đồng vào năm 2022 (khoảng 452 triệu USD) và sẽ tăng lên 15.837 tỷ đồng vào năm 2027.
Đây cũng là điều dễ hiểu khi thị trường cà phê nội địa thu hút các thương hiệu kinh doanh trong nước lẫn quốc tế gia nhập thị trường, tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Trong đó có nhiều thương hiệu đã tạo nên tên tuổi và chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng như Trung Nguyên, Starbucks, VinaCafe…
Theo các doanh nghiệp, thị trường cà phê sẽ ngày càng cạnh tranh hơn và chỉ những thương hiệu có đầu tư bài bản, có sự khác biệt trong sản phẩm mới cũng như am hiểu gu uống cà phê của người Việt thì mới chinh phục được khách hàng.
Giá tiêu trong nước tăng nhẹ
Giá tiêu trong nước hôm nay 15/3 tăng 500 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên và đang dao động trong khoảng từ 64.000 – 66.500 đồng/kg.
Cụ thể, tại Gia Lai đang được thương lái thu mua ở mức 64.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg; tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông là 65.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Trong khi đó, tại Đông Nam bộ giá tiêu tiếp tục xu hướng đi ngang. Tại Bà Rịa Vũng Tàu đang được thương lái thu mua ở mốc 66.500 đồng/kg. Tại Bình Phước, Đồng Nai là 65.500 đồng/kg.
Theo tính toán, sản lượng tiêu bán ra trong vụ thu hoạch mới của nước ta đã khoảng 40%. Dự báo, áp lực bán ra ở trong nước cùng sản lượng hồ tiêu đưa ra ở các quốc gia sản xuất tiêu sẽ tạo áp lực lên giá trong thời gian tới.
Ở nhiều vùng trồng hồ tiêu nước ta hiện nay, diện tích giảm mạnh so với vài năm trước đó do mặt hàng hàng này yếu thế cạnh tranh hơn so với nhiều cây trồng khác.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.474 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.000 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 5.980 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.325 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550g/l mức 3.375 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 4.880 USD/tấn.
Như vậy Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế giữ nguyên giá tiêu xuất khẩu của các nước so với cuối tuần trước.
Từ đầu năm, giá tiêu trong nước tăng khoảng 10%. Theo đánh giá, nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng sau 3 năm là một trong những nguyên nhân chính khiến giá tiêu quý I năm nay tăng mạnh. Xuất khẩu tiêu sang Trung Quốc đã khỏa lấp nhu cầu giảm từ Mỹ và EU.
Giá cao su bật tăng
Giá cao su hôm nay tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) bật tăng ở tất cả kỳ hạn.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 3/2023 đạt mức 196 JPY/kg, giảm 1,8% (tương đương 3,6 JPY/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h15 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2023 là 11.845 CNY/tấn, tăng 0,04% (tương đương 5 CNY/tấn) so với giao dịch trước đó.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, quốc gia này chỉ nhập khẩu 8.788 tấn hồ tiêu vào năm ngoái, giảm 35,6% so với năm 2021.
Trong đó, xuất khẩu tiêu của Indonesia vào Trung Quốc trong năm vừa qua đạt 4.578 tấn, giảm 35,3% so với năm 2021.
Tiếp theo là Việt Nam với 2.846 tấn, giảm 36,3%. Trên thực tế Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu tiêu lớn nhất vào Trung Quốc, nhưng đa phần được giao dịch qua các cửa khẩu tiểu ngạch nên con số này không được Cơ quan Hải quan Trung Quốc đưa vào số liệu thống kê.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng nhập khẩu tiêu từ một số nước khác như Brazil (892 tấn), Malaysia (193 tấn), Ấn Độ (160 tấn),…
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc xuất khẩu 3.680 tấn tiêu ra thị trường thế giới trong năm 2022, tăng 10,6% so với năm 2021. Những thị trường xuất khẩu tiêu chính của nước này gồm Hàn Quốc chiếm 15,6% thị phần, Mỹ 13,5%, Romania 11,7%,...
Với việc Trung Quốc mở cửa biên giới và dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp cách ly phòng COVID-19 từ ngày 8/1/2023 sau gần 3 năm đóng cửa chống dịch, thương mại hồ tiêu của nước này được kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại trong thời gian tới.