Từ ngày 10/2, do thời tiết xấu, hơn 8.000 tấn cam vào mùa thu hoạch tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình bị rụng. Đây là hai vùng trồng cam chủ lực của huyện Hà Giang. Cụ thể, huyện Bắc Quang đã thiệt hại 7.000 tấn cam sành và Quang Bình thiệt hại 1.300 tấn cam. Hiện tượng này còn sẽ tiếp diễn trong những ngày tới.
Một hộ dân thuộc xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang cho biết, vườn nhà có 71ha đã rụng số cam tương đối lớn suốt 4 ngày qua, dưới gốc cây phủ chồng chất toàn cam, nhiều cây chỉ còn cuống và một số quả xanh. Số tiền ước tính bị thiệt hại là gần 5 tỷ đồng. Hộ dân này còn phải thuê người thu gom quả rụng, đào hố chôn với 25.000 đồng/ngày công.
Cam rụng dọc lối đi, cây chỉ còn trơ lá. |
Từ ngày 10 – 13/2 thời tiết xấu, liên tục có sương muối, thậm chí vào mùng 1 Tết tháng trước còn có mưa đá, vì vậy có khả năng cam nhanh chín và dễ bị tổn thương. Hộ dân này dự đoán cam sẽ rụng, chỉ là rụng ít hay nhiều vì vỏ đã bị vỡ túi dầu và tác động dần đến múi, nhưng không ngờ lại rụng nhiều đến vậy.
Phó chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Giang, ông Giang Đức Hiệp cho biết, cam rụng ồ ạt từ ngày 10 – 13/2 và dự đoán còn rụng tiếp.
"Cam rụng gây thiệt hại lớn đến kinh tế chủ vườn bởi đây là nguồn thu nhập chính, các hộ khó tái đầu tư sản xuất, trong đó có nhiều hộ phải vay vốn", ông Hiệp thông tin.
Theo báo cáo của Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, nguyên nhân sơ bộ là do mưa kéo dài từ 28/1 đến 11/2, sương muối và thời tiết hay thay đổi dẫn dến tình trạng cam bị sốc nước, một số quả bị rạn vỏ, nấm mốc. Bên cạnh đó, do trời ấm, chu kỳ xuân hóa của cây bắt đầu, cây tự điều chỉnh sinh lý lấy dinh dưỡng nên dễ gây rụng quả.
Năm nay với 4,6 nghìn ha trồng cam của huyện Bắc Quang cũng phải lùi ngày thu hoạch sau Tết, chậm hơn so với mọi năm. Đến đúng mùa thu hoạch cam lại rụng nhiều khiến người dân vô cùng lo lắng.
Đưa cây xanh vào nhà phố làm sao để hiệu quả
Việc đưa cây xanh vào nhà góp phần thanh lọc không khí, cải thiện môi trường sống, làm đẹp kiến trúc không gian nhà ở đang được nhiều người chọn lựa.