Tuy nhiên, một số chuyên gia, bao gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tin rằng số người chết thực sự cao hơn gấp 2-3 lần.
Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Hòa bình ở Oslo (Na Uy) công bố, số người chết do COVID-19 tương đương với số người thiệt mạng trong các trận chiến giữa các quốc gia kể từ năm 1950 và trên toàn cầu, COVID-19 hiện là nguyên nhân gây tử vong thứ ba, chỉ sau bệnh tim và đột quỵ.
Các ca tử vong do COVID-19 vượt xa các ca do virus khác trong thế kỷ 20 cho đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ bệnh cúm Tây Ban Nha.
Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico và Anh chiếm hơn một nửa số ca tử vong trên toàn thế giới.
Tại Mỹ, hơn 745.800 người đã chết, trở thành quốc gia có số người chết được ghi nhận cao nhất. Tiếp theo là Brazil với 607.824 trường hợp tử vong được ghi nhận và Ấn Độ với 458.437 người.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã chỉ ra sự gia tăng các ca bệnh ở châu Âu, nơi các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp và đang phải chứng kiến thêm các ca nhiễm và tử vong mới từ các biến thể.
Theo hãng tin AP, các biến thể của loại virus này hiện đang tấn công Nga, Ukraine và các khu vực khác của Đông Âu, đặc biệt là những nơi mà những tin đồn, thông tin sai lệch và sự thiếu tin tưởng vào chính phủ đã làm cản trở các nỗ lực tiêm chủng.
Tiến sĩ Wafaa El-Sadr, giám đốc ICAP, một trung tâm y tế toàn cầu tại Đại học Columbia, cho biết: “Điều khác biệt duy nhất về đại dịch này là nó ảnh hưởng nặng nề nhất đến các quốc gia có nguồn tài nguyên cao. Đó là điều trớ trêu của COVID-19".
El-Sadr cho biết, các quốc gia nghèo thường có tỉ lệ mắc bệnh ít hơn các nước giàu có do cơ cấu dân số của những nước này trẻ hơn.