IMF: Kinh tế châu Á sụt giảm mạnh hơn trong năm 2020

Ngày 21/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á sẽ giảm 2,2% trong năm nay, con số này tệ hơn so với dự đoán trước đó trong tháng 6 của IMF là âm 1,6%.

Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, ông Jonathan D.Ostry, quyền Giám đốc bộ phận khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF, cho biết báo cáo Triển vọng Kinh tế khu vực mới nhất của IMF cho thấy nền kinh tế khu vực bắt đầu phục hồi trong quý III/2020, mặc dù sức mạnh của các động lực tăng trưởng tại các nước trong khu vực không đồng đều.

Điều này dẫn tới việc các quốc gia ghi nhận tốc độ phục hồi kinh tế khác nhau.

Sự suy giảm kinh tế của châu Á trong năm nay sẽ tồi tệ hơn những gì đã nghĩ trước đây do một số thị trường mới nổi có đà phát triển chậm do phải đối mặt với làn sóng lây lan COVID-19.

Theo IMF, sự tụt hạng của nền kinh tế châu Á “phản ánh sự suy giảm mạnh hơn, đặc biệt là ở Ấn Độ, Philippines và Malaysia.” Và cho biết thêm rằng Ấn Độ và Philippines đã trải qua một sự sụt giảm ”đặc biệt nghiêm trọng” trong hoạt động kinh tế của quý thứ II“ do sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 và kéo dài lệnh phong tỏa”.

Theo đó, kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng âm 10,3% trong năm tài khóa kết thúc ngày 31/3/2021. Con số này nghiêm trọng hơn nhiều so với ước đoán trước đó vào hồi tháng 6 là âm 4,5%.

Nền kinh tế Philippines được dự báo tăng trưởng âm 8,3% trong năm 2020, giảm sâu hơn nhiều so với dự đoán trước đó là 3,6%.

Tương tự, Malaysia cũng sẽ chứng kiến mức sụt giảm sâu hơn dự đoán trong tháng 6 là âm 6% so với âm 3,8%.


Trung Quốc bắt kịp xu hướng

Không phải tất cả các quốc gia châu Á đều được dự đoán giảm, trong đó Trung Quốc - quốc gia đầu tiên báo cáo các trường hợp của COVID-19 đang đầu tàu tăng trưởng của khu vực.dẫn đầu sự phục hồi, IMF cho biết.

Trung Quốc là một trong số ít nền kinh tế châu Á dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trong năm nay. IMF đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2020 cho gã khổng lồ châu Á lên 1,9% từ mức dự báo 1% trong tháng 6 do “tăng trưởng mạnh vượt dự đoán trong quý II”.

IMF cho biết: “Sau khi chạm đáy vào tháng 2/2020, tăng trưởng của Trung Quốc nhận được sự thúc đẩy từ cơ sở hạ tầng, đầu tư bất động sản và sự gia tăng xuất khẩu, chủ yếu là thiết bị y tế và bảo hộ, cũng như các thiết bị điện tử liên quan đến công việc tại nhà. báo cáo cho thấy. “Tiếp theo là sự phục hồi trong lĩnh vực đầu tư và tiêu dùng tư nhân cũng tăng trưởng khá ổn định.”

Theo dự báo của IMF. trong năm 2021, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng lên 8,2%.

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương