Indonesia sơ tán khẩn cấp hàng nghìn người gần núi lửa Semeru

Indonesia đã nâng cảnh báo lên mức cao nhất sau khi núi lửa Semeru trên đảo Java phun trào sáng sớm ngày 5/12, người dân đã được yêu cầu không đi lại trong bán kính 8km tính từ núi lửa.

Theo hãng tin Reuters, Tholib Vatelehan, phát ngôn viên của Basarnas cho biết, cơ quan tìm kiếm và cứu hộ của tỉnh đã triển khai các đội đến những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất gần Núi Semeru để đánh giá thiệt hại, với lượng mưa thấp khiến cho một số tình huống tạm dừng.

"Hôm 4/12 lượng mưa lớn khiến toàn bộ vật chất từ đỉnh núi tràn xuống. Còn đến hôm nay trời không mưa nên tương đối an toàn", ông nói.

Không có thương vong nào được báo cáo và không có bất kỳ sự gián đoạn ngay lập tức nào đối với việc đi lại bằng đường hàng không.

Indonesia sơ tán khẩn cấp hàng nghìn người gần núi lửa Semeru - Ảnh 1.

Núi lửa Semeru cao 3.676 m nằm cách Jakarta khoảng 850 km về phía Đông Nam phun trào lúc (3h46 chiều,) vào hôm Chủ nhật. 

Đoạn phim do cư dân địa phương quay cho thấy núi Semeru phun ra một đám mây tro xám khổng lồ cao trên miệng núi lửa, sau đó nhấn chìm ngọn núi và các cánh đồng lúa xung quanh, đường xá và cầu cống, đồng thời biến bầu trời thành màu đen. Một video được Bộ Môi trường chia sẻ trên Twitter cho thấy một dòng dung nham, đá và khí nóng phun trào xuống sườn núi.

Indonesia sơ tán khẩn cấp hàng nghìn người gần núi lửa Semeru - Ảnh 2.

Theo cơ quan địa chất địa phương, đến tối 4/12, núi lửa Semeru "vẫn đang trong giai đoạn phun trào" mặc dù vùng ảnh hưởng của các đám mây tro đang giảm dần: "Nhìn chung hoạt động núi lửa vẫn còn ở gian đoạn cường độ cao". Ảnh: Reuters

Nhà chức trách cho biết mọi người chạy trốn khỏi vụ phun trào bằng xe máy, với gần 2.500 người buộc phải sơ tán.

Cơ quan giảm thiểu rủi ro địa chất và núi lửa của Indonesia hôm 4/12 đã nâng mức cảnh báo về núi Semeru lên mức cao nhất. Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo người dân không được đến gần trong vòng 8km tính từ đỉnh núi, hoặc 500m tính từ bờ sông do nguy cơ dòng dung nham.

Indonesia sơ tán khẩn cấp hàng nghìn người gần núi lửa Semeru - Ảnh 3.

Các ngôi làng xung quanh núi lửa Semeru đang bị tàn phá bởi hỗn hợp tro bụi núi lửa và mưa gió mùa. Ảnh: Reuters

Núi lửa Semeru phun trào lần cuối cách đây đúng một năm, khiến ít nhất 51 người thiệt mạng và làm hư hại hơn 5.000 ngôi nhà. Thảm họa này khiến toàn bộ đường phố ngập trong bùn và tro, nhấn chìm nhà cửa và xe cộ, buộc gần 10.000 người phải di dời tìm nơi ẩn náu. Tình trạng cảnh báo của núi lửa Semeru vẫn ở mức cao thứ hai kể từ đợt phun trào lớn trước đó vào tháng 12/2020.

Indonesia nằm trên "Vành đai lửa Thái Bình Dương", nơi các mảng lục địa gặp nhau gây ra hoạt động địa chấn và núi lửa đáng kể. Quốc gia quần đảo Đông Nam Á này có gần 130 ngọn núi lửa đang hoạt động.

Video- Cư dân cũng được yêu cầu tránh khu vực Đông Nam 13 km (8 dặm) dọc một con sông theo hướng dung nham di chuyển.

(Nguồn: Reuters)

NGỌC CHÂU