Không khí Hà Nội ở mức "rất xấu" ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe

Chỉ số AQI ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội ở mức "Xấu", một số khu vực đều có chỉ số chất lượng không khí ở mức "Rất xấu".

Sáng 5/1, hệ thống quan trắc của Tổng cục Môi trường và  Sở Tài nguyên-môi trường Hà Nội, PAM Air đồng loạt cho chỉ số chất lượng không khí ở mức "Rất xấu". 

Lúc 8h sáng 5/1, điểm đo tại Chi cục Bảo vệ môi trường (Cầu Giấy) là 238, Minh Khai (Bắc Từ Liêm) 231, Đại sứ quán Pháp ở (Hoàn Kiếm) 253, Khu đô thị Pháp vân - Tứ Hiệp (Thanh Trì) 203...

Tại các điểm quan trắc cố định về chất lượng môi trường thuộc UBND TP Hà Nội, AQI trên 200. Đây là ngưỡng "mọi người bị ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều hơn và cần hạn chế hoạt động ngoài trời". Nhóm người nhạy cảm như người già, trẻ em, những người mắc bệnh hô hấp, tim mạch có thể gặp những vẫn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn. Giá trị AQI gồm 5 ngưỡng từ tốt đến nguy hại, trong đó mức rất xấu chỉ xếp sau nguy hại.

  Bầu trời mịt mù nhìn từ công viên Thanh Xuân, sáng 5/1. Ảnh: Lộc Chung

Bầu trời mịt mù nhìn từ công viên Thanh Xuân, sáng 5/1. Ảnh: Lộc Chung

Một số điểm quan trắc khác ở Hà Nội ghi nhận AQI ở mức xấu (từ 101-150) hoặc tiệm cận rất xấu; không có điểm quan trắc cho chỉ số không khí tốt như điểm Hàng Đậu (Hoàn Kiếm) là 195, điểm Phạm Văn Đồng 187, điểm Cung thiếu nhi Hà Nội 191, quận Hai Bà Trưng cho chỉ số AQI là 250; của Tổng cục Môi trường tại Long Biên 175.

Theo PamAir, chất lượng không khí Hà Nội ở mức nguy hại còn AirVisual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ tư trên thế giới với chỉ số 247. Dự báo ngày mai mức độ ô nhiễm ở Hà Nội sẽ giảm xuống còn 178.

Với tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội tiếp tục tăng lên trong sáng 5/1, Sở Tài nguyên-môi trường Hà Nội đã nâng mức khuyến cáo lên "Hạn chế hoạt động ngoài trời". Các chuyên gia môi trường cũng khuyến cáo, khi tham gia giao thông người dân cần sử dụng khẩu trang và cả kính chống bụi.

Ngày 30-12-2020, Bộ Tài nguyên-môi trường đã công bố nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP.HCM là do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả kết hợp với yếu tố thời tiết bất lợi trong giai đoạn giao mùa. Vì vậy đề nghị các địa phương tăng cường việc tuyên truyền người dân không đốt chất thải rắn, rơm rạ; kiểm tra dự án thi công các công trình xây dựng, giao thông thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh.

Thanh Mai

Phó Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn về việc xử lý ô nhiễm bãi rác Nam Sơn

Phó Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn về việc xử lý ô nhiễm bãi rác Nam Sơn

Ông Nguyễn Quốc Hùng chỉ đạo Sở GTVT TP tiếp tục tổ chức duy tu khẩn cấp các đoạn còn lại của đường 35 đi Bắc Sơn vào bãi rác Nam Sơn