Ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (nCoV) lên nền kinh tế toàn cầu có thể lớn gấp 3 đến 4 lần so với dịch SARS-CoV (Hội chứng hô hấp cấp) vào năm 2003. Theo giáo sư kinh tế Warwick McKibbin thuộc Trường ĐH Quốc gia Úc ở thủ đô Canberra ước tính, con số thiệt hại vào khoảng160 tỉ USD.
Ông Warwick giải thích rằng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng trong 17 năm qua nên tác động của dịch bệnh tại TP Vũ Hán sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu đáng kể hơn nhiều so với năm 2003.
Kể từ năm 2003 (thời điểm dịch SARS bùng phát tại Trung Quốc), tỉ trọng sản lượng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc tăng gấp 4 lần, lên khoảng 17%. Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất của xe hơi và chất bán dẫn, nhà chi tiêu lớn nhất cho du lịch quốc tế, nhà xuất khẩu hàng may mặc và dệt may hàng đầu.
Trang Bloomberg đưa tin các cửa hàng, công xưởng đều đóng cửa, theo dõi tình hình dịch bệnh. Một người bán đồ nội thất phòng tắm ở New Zealand nói với một khách hàng rằng đầu vòi hoa sen do Đức thiết kế đặt mua đã hết, vì nhà máy sản xuất ở Thượng Hải đóng cửa. Starbucks đóng cửa hơn 2.000 cửa hàng, nghĩa là một nửa số cửa hàng của Starbucks tại Trung Quốc.
McDonald’s đóng cửa hàng trăm nhà hàng, còn một số cửa hàng Walmart đang hết hàng. Walt Disney đóng cửa công viên giải trí ở Thượng Hải và Hồng Kông. Trong khi đó, Apple đang đối mặt với việc thiếu công nhân cho các dây chuyền lắp ráp. Các công ty có hoạt động sản xuất và kinh doanh liên quan nhiều với Trung Quốc, từ Starbucks đến Tesla, vẫn chưa công bố dự đoán về mức độ ảnh hưởng do nCoV.
Các giám đốc điều hành Tập đoàn REC tại bang California phải tổ chức họp khẩn để lên kế hoạch ứng phó với vấn đề chuỗi cung ứng xung quanh tình trạng thiếu xe tải và phong tỏa cảng biển ở Trung Quốc. Tại Trung Đông, Ả Rập Saudi đang nỗ lực tổ chức một cuộc họp khẩn của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa) về lo ngại nhu cầu dầu sẽ giảm.
Theo Melissa Shu, Giám đốc Công ty E.D.Opto Electrical Lighting tại tỉnh Giang Tô - Trung Quốc, "đại dịch nCoV ảnh hưởng lớn hơn so với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung". Còn Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur RossSự cho rằng bùng phát dịch có thể thúc đẩy nhiều doanh nghiệp chuyển sản xuất sang Mỹ và Mexico.
Khi người Trung Quốc không ra đường: Du lịch thế giới khủng hoảng ra sao?
"Tất cả các tour đến từ Trung Quốc đã bị hủy bỏ. Tôi mất 15 tour trong tháng 2 này", hướng dẫn viên du lịch 77 tuổi Bill Egerton nói với CNN.