Lần đầu nghe tên "chứng rối loạn tiền bạc", tưởng xa lạ mà rất nhiều người trẻ thế hệ 8X, 9X mắc phải rồi dẫn đến quyết định sai lầm

Những tín hiệu rối ren phức tạp về kinh tế đã khiến không ít người trẻ tuổi khó biết được tình hình tài chính của mình.

Giàu có là điều ai cũng muốn nhưng đôi khi nó lại trở thành áp lực to lớn cho bất kỳ ai muốn làm giàu nhanh chóng hoặc mặc định mình "nhất định phải giàu".

Nó trở nên phổ biến tới mức người ta gọi nó bằng cái tên "money dysmorphia" (hay còn gọi là Rối loạn tiền bạc, tức bi quan hóa tình hình tài chính của bản thân. Người mắc chứng này luôn có cảm giác bất an về tình hình tài chính của mình ngay cả khi thực tế không quá đáng lo ngại.

Theo một nghiên cứu gần đây của Công ty cung cấp các dịch vụ tín dụng ở Mỹ Credit Karma, khoảng 43% Thế hệ gen Z và 41% thế hệ Millennials (thế hệ 8X, 9X) nói rằng họ có nhận thức sai lầm về tài chính của mình. 

Mặc dù nghe có vẻ giống như một dạng lo lắng do TikTok gây ra, nhưng chứng "rối loạn tiền bạc" là một vấn đề thực sự có thể khiến ai đó đưa ra những quyết định sai lầm hoặc thiếu sáng suốt.

Theo Bloomberg, có một quan điểm tài chính bắt nguồn từ nỗi sợ hãi hơn là thực tế. Nếu ai có ông bà thuộc Thế hệ vĩ đại nhất ((The Greatest Generation - những người sinh từ năm 1901 đến năm 1927. Họ được định hình bởi cuộc Đại suy thoái và là những người tham gia chính trong Thế chiến thứ hai) sẽ nhận ra "tâm lý khan hiếm" thời kỳ Suy thoái.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tâm lý khan hiếm tức là điều kiện tài chính eo hẹp tác động suốt đời đến cách một người suy nghĩ và tương tác với tiền bạc. 

Còn "chứng rối loạn tiền bạc" thì có thể bóp méo suy nghĩ của một người vốn sống trong sự ổn định.

Điều này không có nghĩa là tất cả Gen Z và thế hệ Millennials đều được nuôi dưỡng trong những ngôi nhà ổn định về mặt tài chính và tiếp tục tồn tại trong tầng lớp trung lưu thoải mái. 

Cả hai thế hệ đều đã phải hứng chịu những cú sốc khi trải qua những sự thay đổi lớn ở độ tuổi trẻ. Vì vậy, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi hơn 40% cả 2 thế hệ đều cho biết họ mắc chứng rối loạn tiền bạc. 48% các bạn Gen Z nói rằng họ cảm thấy tụt hậu về mặt tài chính và 59% thế hệ 8X, 9X cũng cảm thấy như vậy.

Một sự thay đổi lớn của cả 2 thế hệ này so với các thế hệ trước là khả năng tiếp cận thông tin liên tục, cả trên tin tức và mạng xã hội. 

Đặc biệt, Gen Z chưa bao giờ sống trong một thế giới không có chu kỳ tin tức 24/7 hoặc các nền tảng xã hội và công cụ tìm kiếm cho phép kiểm tra thực tế mọi thứ ngay lập tức. Những người lớn tuổi nhất của Gen Z chỉ mới 10 tuổi khi Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên. 

Thế hệ Millennials và Gen Z liên tục kêu ca về việc đang gặp khó khăn như thế nào khi mua nhà, mua xe. Chi phí để nuôi dạy con cái và đảm bảo việc chăm sóc chúng tốt nhất. Các tập đoàn lớn, từng được coi là ngọn hải đăng cho những người trẻ tuổi, đầy tham vọng, giờ đây đang cắt giảm việc làm.

Những thách thức mà người trẻ tuổi phải đối mặt là có thật. Nhưng chúng có thể dẫn đến một câu chuyện không mấy tích cực trong đầu nhiều người rằng một đại dịch khác sẽ xảy ra và buộc phải sống lay lắt nhờ khoản tiền tiết kiệm trong nhiều tháng, hoặc sẽ không bao giờ mua được nhà sau khi trả khoản vay sinh viên, chưa kể đến việc một ngày nào đó còn sinh con... 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Mạng xã hội thì như "thêm dầu vào lửa: khi liên tục xuất hiện những hình ảnh cho thấy mọi người khoe hàng tiêu dùng xa xỉ, đi máy bay hạng nhất đến những điểm đến đắt tiền và ăn tối trong những nhà hàng nổi tiếng, khó đặt chỗ. 

Người tiêu dùng trẻ tuổi đang tràn ngập những nỗi ám ảnh "nhất định phải giàu" như vậy. Sống ở một thành phố lớn mang lại sự giàu có trong trải nghiệm hàng ngày của bạn. Bạn có thể nhìn thấy chiếc túi Birkin trên đường phố hoặc chú ý đến chiếc áo hoodie Supreme hay chiếc vòng tay Cartier Love.

Làm sao để thoát khỏi "rối loạn tiền bạc"?

Thật dễ hiểu tại sao 45% thế hệ 8X, 9X và Gen Z được khảo sát trong nghiên cứu của Credit Karma cho biết họ bị ám ảnh bởi việc trở nên giàu có. 

Khi bạn bắt đầu với một đánh giá bi quan về tương lai của chính mình, thật khó để tưởng tượng rằng tài chính của bạn sẽ được cải thiện trong cuộc sống và sự nghiệp.

Tuy nhiên, thay vì thường xuyên ở trong trạng thái bất an, thế hệ Millennials và Gen Z có thể tự đặt nền tảng bằng cách tính toán xem số tiền nào sẽ giúp họ ngủ dễ dàng hơn. Việc đặt ra một mục tiêu mơ hồ như "làm giàu" không hữu ích chút nào so với việc ghi ra những con số cụ thể trên giấy và mốc thời gian cố định để hoàn thành mục tiêu.

Bất cứ ai thừa nhận mình mắc "chứng rối loạn tiền bạc" đều thừa nhận rằng nhận thức của họ về tài chính của không nhất thiết phải dựa trên thực tế. 

Nhưng thực tế là tâm lý này không có cách chữa trị đơn giản và nó có thể tồn tại suốt đời. 

Liệu pháp tài chính hoặc thuê một người lập kế hoạch tài chính với sự giám sát kỹ càng có thể hữu ích. 

Nhưng một số người có thể cân nhắc một động thái triệt để hơn và đừng để mạng xã hội thao túng  ngay từ ban đầu.

Nguồn: Bloomberg

Minh Nhật

Gửi con cho mẹ chồng chăm giúp để đi du lịch thì bị từ chối, nàng dâu 8X lên TikTok 'bóc phốt' khiến dân mạng tranh cãi kịch liệt

Gửi con cho mẹ chồng chăm giúp để đi du lịch thì bị từ chối, nàng dâu 8X lên TikTok "bóc phốt" khiến dân mạng tranh cãi kịch liệt

Đoạn video mang tính chỉ trích của bà mẹ này đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về trách nhiệm của ông bà trong việc chăm sóc các cháu.