Những quốc qua, vùng lãnh thổ nào chưa có ca nhiễm COVID-19?

Lào và Myanmar nằm trong danh sách những nước chưa báo cáo bất kỳ ca nghi nhiễm hoặc được xác nhận nhiễm Covid-19 nào.

Trang Pharmaceutical Technology liệt kê những nước chưa báo cáo bất kỳ ca nghi nhiễm hoặc được xác nhận nhiễm Covid-19 nào, bao gồm 10 nước đầu tiên là Cộng hoà Palau, Tongo, quần đảo Solomon, Lào, quần đảo Marshall, Syria, Botswana, Myanmar, Angola và Triều Tiên.

Những nước tiếp theo trong danh sách của Pharmaceutical Technology bao gồm Belize, Burundi, Cape Verde, Chad, Comoros, Eritrea, Liên bang Micronesia, Grenada, Haiti, Kiribati, Libya, Madagascar, Malawi, Mali, Mozambique, Nauru, Niger, Papua New Guinea, Yemen, Saint Kitts and Nevis, Samoa, Sierra Leone, São Tomé and Príncipe, Tajikistan, Timor-Leste, Turkmenistan, Tuvalu, Uganda, Vanuatu và Western Sahara.

Cùng thuộc khu vực Đông Nam Á nhưng Thái Lan, Malaysia, Indonesia… lại bị Covid-19 tấn công, trong khi 3 nước Myanmar, Lào, Timor-Leste chưa bị ảnh hưởng. Theo báo The New York Times, trong nhiều tháng, Thái Lan, Malaysia, Indonesia… không lo ngại về Covid-19 và để cuộc sống tiếp diễn như bình thường, đến khi dịch bệnh lan rộng mới tìm biện pháp đối phó.

Lào và Myanmar nằm trong danh sách 10 nước chưa nhiễm COVID-19.
Lào và Myanmar nằm trong danh sách 10 nước chưa nhiễm COVID-19.

Tại Lào, hơn 50 ca nghi nhiễm Covid-19 được ghi nhận nhưng toàn bộ đều có xét nghiệm âm tính. Các mẫu thử đều được xét nghiệm 3 lần tại Trung tâmThí nghiệm và dịch tễ học quốc gia, Viện Pateur Lào và Bệnh viện Mahosot. Sau khi được xét nghiệm tại Lào, các mẫu thử còn được gửi đến các phòng thí nghiệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Úc.

Để ngăn dịch, Lào áp dụng các biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt ở tất cả cửa khẩu và bất cứ ai đến Lào mà có các triệu chứng bệnh đều bị cách ly 14 ngày.

Theo trang Asean Briefing, tới nay Lào cũng đã đóng cửa các biên giới đường bộ ở khu vực Tam giác vàng, giáp với Trung Quốc và Myanmar, tạm dừng các chuyến bay tới Trung Quốc để phòng dịch.

Tại Đông Nam Á, ngoài Lào thì Myanmar là nước thứ hai tới nay vẫn chưa ghi nhận ca bệnh COVID-19 nào mặc dù đã cách ly 7 người bệnh có những triệu chứng khả nghi.

Còn tại Myanmar, phát ngôn viên của chính phủ nước này, U Zaw Htay, cho hay chính lối sống và chế độ ăn uống của người dân Myanmar giúp họ chống lại virus chết người hiệu quả.

Ca nghi nhiễm đầu tiên ở Myanmar được ghi nhận vào ngày 31-1, đó là một du khách Trung Quốc đến Yangon từ Quảng Đông trên chuyến bay của hãng hàng không China Southern. Chỉ có 2 trong số 78 hành khách được xuống máy bay, những người còn lại phải theo máy bay quay lại Trung Quốc.

Tuy nhiên, ca nghi nghiễm kể trên âm tính. Tính đến ngày 17-2, Myanmar xét nghiệm thêm khoảng 8 ca nghi nhiễm.

Dù vậy theo báo Myanmar Times, Bộ Y tế nước này cũng đã chuẩn bị khoản ngân sách 200.000 USD để mua trang thiết bị phòng thí nghiệm, thuốc men và dụng cụ bảo hộ y tế nhằm phòng chống dịch bệnh.

Lực lượng vũ trang Myanmar đã phải tạm hoãn lễ duyệt binh thường niên. Myanmar cũng đã tạm ngừng chính sách cấp visa tại sân bay (Visa on Arrival) với mọi hành khách từ Trung Quốc tới.

Đáng chú ý, một số nước đang xảy ra xung đột như Syria, Libya và Yemen vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nếu không tình hình sẽ càng thêm tồi tệ với chính phủ các nước này.

Syria công bố mới có 2 ca nghi nhiễm do tiếp xúc với một người đến từ Iran nhưng sau đều âm tính. Chính phủ Syria đã ban hành nhiều biện pháp phòng ngừa như tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả du khách đến từ vùng bị ảnh hưởng, giám sát y tế mọi hành khách đến sân bay và cửa khẩu...

Ngoài ra, theo trang web thống kê worldometers.info, 10 trong số 176 quốc gia có số ca nhiễm và ca tử vong do Covid-19 cao nhất tính đến hôm 19-3 là Trung Quốc, Ý, Iran, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Thuỵ Sĩ và Anh.

VIÊN VIÊN (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương