Theo truyền thông Trung Quốc, mới đây, một người phụ nữ 32 tuổi ở tỉnh Hồ Nam nước này bị sốt, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khác sau một tuần bật điều hòa, được biết nguyên nhân đến từ việc cô này đã không vệ sinh điều hòa trong thời gian dài.
Bác sĩ Lưu Đại, Phó khoa Hô hấp và Chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện điều trị cho người này, cho biết do người phụ nữ không làm sạch bộ lọc và đường ống điều hòa quá lâu nên nó dẫn đến "các triệu chứng của cô ấy tương đối nghiêm trọng". Sau khi khám, người ta phát hiện cô bị suy đa tạng và được chẩn đoán mắc bệnh Legionnaires nặng. Sau nửa tháng điều trị tại bệnh viện, các triệu chứng của người phụ nữ đã cải thiện đáng kể.
Đây không phải trường hợp duy nhất. Trước đó, một người đàn ông ở Quảng Châu (Trung Quốc) cũng bị nhiễm trùng phổi Legionnaires do khuẩn Legionella pneumophila gây ra, nguyên nhân xuất phát cũng từ việc bật máy điều hòa lâu ngày không được vệ sinh. Người này cuối cùng được xuất viện sau khi nằm viện hơn 40 ngày.
Legionella pneumophila là một loại trực khuẩn gram âm hiếu khí tồn tại rộng rãi trong các vùng nước và đất tự nhiên, khả năng sống sót dai dẳng của nó cho phép nó tồn tại trong nhiều môi trường nhân tạo, đặc biệt là hệ thống điều hòa không khí, máy tạo độ ẩm và hệ thống sưởi ấm, gây ra mối đe dọa tiềm tàng cho sức khỏe.
Viêm phổi Legionnaires là một bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng và tiến triển nhanh chóng. Các triệu chứng ban đầu có thể tương đối âm ỉ, chẳng hạn như sốt, ớn lạnh, nhức đầu và đau nhức cơ khắp cơ thể, sau đó có thể nhanh chóng phát triển thành các bệnh nhiễm trùng phổi điển hình như ho, đau ngực và khó thở. Các triệu chứng, một số bệnh nhân cũng có thể kèm theo những khó chịu về hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy từng người, trường hợp nhẹ có thể tự khỏi nhưng trường hợp nặng thường nguy hiểm đến tính mạng và cần được can thiệp kịp thời.
Trường hợp này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cho sức khỏe cộng đồng. Việc tiếp xúc lâu dài với môi trường máy lạnh không được làm sạch hiệu quả không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh dị ứng, thậm chí có thể tích tụ nấm mốc, mạt bụi và các chất gây dị ứng khác bên trong máy điều hòa gây hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
Vì vậy, bác sĩ Lưu Đại nhắc nhở rằng để đảm bảo an toàn vệ sinh cho máy điều hòa, các hộ gia đình và nơi công cộng nên tiến hành vệ sinh toàn diện máy điều hòa thường xuyên (khuyến nghị ít nhất mỗi năm một lần), đặc biệt là các bộ phận quan trọng như bộ lọc, ống dẫn và quạt, để giảm thiểu hiệu quả sự phát triển của các vi sinh vật có hại như vi khuẩn và nấm mốc. Mùa hè là mùa cao điểm của bệnh Legionnaires, bộ lọc điều hòa và bể bơi phải được vệ sinh kịp thời.
Nguồn và ảnh: HK01
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tự nguyện nộp khắc phục gần 200 tỷ đồng, sức khỏe tinh thần 'vẫn tốt'
Theo cáo trạng, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã tự nguyện nộp khắc phục số tiền trên 189 tỷ đồng.