Thị trường nông sản ngày 17/3: Nhiều mặt hàng vẫn chịu áp lực từ cuộc chiến ở Ukraina

Thị trường nông sản hôm nay 17/3 ít biến động, tuy nhiên phần lớn các giao dịch vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraina.

Giá cà phê biến động trái chiều

Giá cà phê trong nước ngày hôm nay 17/3/2022 giảm mạnh trong khi trên thị trường thế giới lại tăng. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam chưa chịu ảnh hưởng lớn bởi căng thẳng địa chính trị Nga-Ukraina.

Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng nay giảm 500 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh, thành.

Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 39.900 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 40.500 đồng/kg. 

0201_ca_phe.jpg

Giá cà phê thế giới giao dịch hôm nay tăng mạnh. Theo ghi nhận Food News, giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 5/2022 ở mức 2.159 USD/tấn, tăng 3,75% (tương đương 78 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại sàn New York cũng tăng lên mức 218,45 US cent/pound, tăng  3,48% (tương đương 7,30 US cent) tại thời điểm khảo sát.

Việc Fed gần như chắc chắn về việc tăng lãi suất quỹ liên bang, với khả năng nâng lãi suất cơ bản USD lên thêm 0,25% và thêm 0,5% tại phiên họp chính sách tháng 5 là động thái thắt chặt chính sách đầu tiên kể từ năm 2018.

Theo số liệu mới nhất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 2/2022 đạt 139,37 nghìn tấn, trị giá 321,32 triệu USD, giảm 14,7% về lượng và giảm 13,3% về trị giá so với tháng 1/2022. 

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam chưa chịu ảnh hưởng lớn bởi căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine. 

Mặc dù Nga là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 7 của Việt Nam, nhưng tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nga chỉ chiếm 4,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.

Bởi vậy khi nổ ra xung đột Nga-Ukraina sẽ tạo ra một cơ hội thay đổi rất lớn trong kinh tế. Việc xuất khẩu cà phê vào thị trường Nga cần phải đặt lên bàn cân với châu Âu.

Đây cũng là thời điểm quan trọng để các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê lên kế hoạch cụ thể để chuyển hướng tập trung mạnh hơn vào thị trường EU.

Đặc biệt, với cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan nhờ Hiệp định EVFTA, cơ hội mở rộng thị trường cà phê Việt Nam tại EU là rất tiềm năng khi có 93% dòng thuế về 0%. 

Hiện xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang một số thị trường chủ lực tăng mạnh, trong khi xuất khẩu sang Đức, Italia, Mỹ, Nga, Tây Ban Nha, Philippines và Hàn Quốc giảm.

Sau khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina nổ ra, chỉ số giá cà phê tổng hợp được theo dõi bởi ICO đã liên tục giảm và xuống dưới ngưỡng 200 US cent/pound.

Bên cạnh đó, Nga cung cấp khoảng 20% amoniac cho thị trường thế giới và việc nguồn cung từ Nga bị gián đoạn có thể tác động đến giá phân bón, dẫn đến chi phí đầu vào cao hơn đối với nông dân trồng cà phê trên khắp thế giới và khiến giá cà phê cao hơn.

Cũng cần chú ý, cuộc chiến ở Đông Âu và việc thực hiện chính sách “Zero Covid” ở Trung Quốc có nguy cơ góp phần kéo lùi sự tăng trưởng kinh tế thế giới như quan ngại của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến sẽ đưa ra trong báo cáo tháng Tư sắp tới.

Giá hồ tiêu được dự báo tăng

Giá tiêu hôm nay 17/3 bình ổn, dự báo trong năm 2022, sẽ có thời điểm giá tiêu tăng lên 120.000 đồng/kg hoặc cao hơn.

Phiên sáng nay, giá tiêu tại tỉnh Bình Phước: 80.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu: 81.000 đồng/kg, cao nhất thị trường.

Tại Đồng Nai giá tiêu ghi nhận hiện dao dịch ở mốc 80.500 đồng/kg, Chư Sê (tỉnh Gia Lai): 78.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Đắk Nông: 79.500 đồng/kg. 

Giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

2108251024-2021hatieu12_isnh-1-.jpg

Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam đánh giá, chu kỳ tăng giá từ năm 2020 đang khuyến khích nông dân tiếp tục duy trì và chăm sóc tốt các vườn tiêu hiện tại. Nông tiêu cũng tự nhận thức được xu hướng chuyển đổi canh tác theo hướng sạch và bền vững.

Trong giai đoạn tới, khả năng diện tích trồng mới không nhiều do tâm lý sợ sau đợt khủng hoảng giá cùng với tác động do sâu bệnh và thời tiết. 

Trong giới kinh doanh hồ tiêu, có nhiều thông tin cho rằng, trong năm 2022, sẽ có thời điểm giá tiêu tăng lên 120.000 đồng/kg hoặc cao hơn.

Giá cao su đồng loạt giảm mạnh tại Trung Quốc và Nhật Bản

Giá cao su hôm nay giảm mạnh tại thị trường châu Á do ảnh hưởng bởi thị trường dầu thô bất ổn và lo ngại xung quanh vấn đề Nga – Ukraina.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay kỳ hạn tháng 7/2022, giảm mạnh xuống mức 239,8 JPY/kg, giảm mạnh 4,2 yên, tương đương 1,72%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 185 CNY, xuống mức 13.120 CNY/tấn, tương đương 1,39%.

1654_1601283757-3392831355.jpg

Giá cao su tại Nhật Bản giảm, chịu ảnh hưởng bởi thị trường dầu thô bất ổn và lo ngại xung quanh vấn đề Nga – Ukraina, cùng với đó là lạm phát trong tháng 2/2022 tăng cao cũng gây áp lực thị trường.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong hai tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 1,19 triệu tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (kể cả mủ cao su), trị giá 2,22 tỷ USD, tăng 10,5% về lượng và tăng 23,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc, Malaysia, Mỹ Nhật Bản và Ấn Độ là 5 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Thái Lan trong tháng 1/2022. 

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2 ước đạt khoảng 100 ngàn tấn, trị giá 178 triệu USD, giảm 48% về lượng và giảm 46% về trị giá so với tháng 1. 

Như vậy, ngay từ đầu năm 2022, xuất khẩu cao su giảm mạnh hai tháng liên tiếp. Nguyên nhân là chưa bước vào mùa cạo mủ. 

Trước đó, năm 2021 được coi là năm thành công của ngành cao su khi xuất khẩu phá kỷ lục 10 năm với 3,3 tỷ USD, tăng 37,5% so với năm 2020.

Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) mức tiêu thụ cao su năm 2022 dự kiến đạt 14,7 triệu tấn, tăng 4,4% so với năm 2021 nhờ nhu cầu gia tăng từ cả ngành vỏ xe.

Cùng với nhu cầu tiêu thụ tăng cao, ANRPC cũng dự đoán sản lượng toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 5,6% so với 2021, ước đạt 14,5 triệu tấn. Nhờ đó, cán cân cung cầu trong năm 2022 sẽ tương đối cân bằng.

Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cho rằng với đà phục hồi của các nền kinh tế, triển vọng xuất khẩu năm 2022 của ngành cao su khá tươi sáng.

Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu còn bị hạn chế bởi giá cước vận tải biển tăng cao. Giá cước container leo thang đến năm thứ 3 do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Việc đứt gãy chuỗi cung ứng, khan hiếm container rỗng đã đẩy doanh nghiệp vào cảnh rất khó thuê tàu và dự báo tình trạng còn kéo dài đến năm 2023.

Giá lúa gạo không có nhiều biến động

Tại An Giang, giá lúa hôm nay không có biến động mới, ghi nhận trên tất cả các giống lúa được khảo sát.

Giá các giống lúa OM và nếp tiếp tục đứng yên trong ngày hôm nay.

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay tiếp tục ổn định. Gạo thơm Jasmine đang thu mua trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài vẫn ở trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg…

article.jpg

Giá gạo của các nước xuất khẩu gạo hàng đầu châu Á tuần qua tăng vọt do nhu cầu ổn định giữa bối cảnh chi phí vận chuyển cao do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Ukraine.

Nhu cầu gạo từ Hong Kong (Trung Quốc) cũng tăng lên do những lo ngại về kế hoạch phong tỏa bởi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt, khiến người dân đổ xô mua gạo tích trữ.

Giá lúa mỳ tăng trở lại

Giá lúa mì Mỹ tăng do Nga hạn chế xuất khẩu mặt hàng này, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung toàn cầu, và các thương nhân tranh thủ đợt giảm giá gần đây để mua vào. 

Theo đó, lúa mì tăng 48-1/4 cent lên 11,44-1/2 USD/bushel, mức tăng 4,27% là mức tăng hàng ngày nhiều nhất kể từ ngày 4 tháng 3.

Giá đậu tương phiên này giảm do các nhà đầu tư lo ngại rằng đợt bùng phát virus Covid-19 ở Trung Quốc có thể làm hạn chế nhu cầu. 

Hiện cả khi thị trường kỳ vọng các cuộc đàm phán giữa Moscow và Kyiv có thể tiến tới một lệnh ngừng bắn. 

Thị trường ngô và đậu tương chịu áp lực từ các thị trường khác, nhất là giá dầu thô giảm mạnh, và dịch Covid-19 ở Trung Quốc, dẫn tới khả năng giảm nhu cầu.

HẢI MY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương