Mặc áo dài không chỉ là đẹp đâu!

Hãy xem việc mặc áo dài là góp phần giữ gìn cho người Việt tấm áo của quê hương.

“ Được” giới thiệu là thành quả sáng tạo của giới thiết kế Trung Quốc. Tờ China Daily cũng liên tục công bố những "giá trị văn hóa" này!

Mặc áo dài không chỉ là đẹp đâu!

Năm 2008 KỶ NỆM 35 NĂM NGOẠI GIAO VIỆT NHẬT tại Tokyo - Nhật Bản, tôi vinh dự có mặt trong đoàn của Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen trong vai trò trình diễn giới thiệu Áo Dài.

Sau khi mọi việc đã xong, thành viên trong đoàn được tự do sinh hoạt. Nên tôi và vị trưởng đoàn cùng đi tham quan Bảo tàng Kimono, thời may cùng lúc đó tại bảo tàng có triển lãm chuyên đề “ Lịch sử trang phục 5000 năm Trung quốc.

Khi ấy dự án xây dựng Bảo tàng Áo Dài (BTAD) đã đang được tiến hành xây dựng từ 2002. Nên thật là dịp may cho tôi khi được tham khảo học hỏi ở khía cạnh hệ thống trưng bày hiện vật trang phục ở hai nền văn hóa lớn là Nhật bản và Trung Quốc.

Mặc áo dài không chỉ là đẹp đâu!

Nhưng thật bất ngờ, lo lắng và phẫn nộ - Khi tủ kính trưng bày hiện vật cuối cùng của triển lãm tôi nhìn thấy là hiện vật nguyên bản một bộ áo dài lụa màu xanh ngọc, nón lá và đôi guốc mộc. Phía dưới là bảng ghi chú thích hàng chữ : Trang phục hiện đại Trung Quốc.

Khi ấy chưa có điện thoại di dộng và máy ảnh để tôi chụp lại, phần vì nếu có cũng không được phép vì quy định trong bảo tàng là không được chụp hình ! Tôi chỉ biết thề rằng trong giây phút chứng kiến ấy, dù phải vay mượn tiền để hoàn thành nhanh sớm BTAD cũng phải vay. Thực tế là tôi đã nợ đến con số gần 40 tỷ mà nhiều năm sau trong nỗi nhọc nhằn vẫn chưa trả hết…

Bởi với tiềm lực trong tay, họ (TQ) sẽ khánh thành trước một Bảo tàng Áo Dài khi thời điểm đó cả nước Việt Nam có hàng trăm bảo tàng nhưng chưa có BTAD!

Bởi khi đó chưa xảy ra vụ tranh chiếm biển đảo, thì TQ đã mạo nhận chiếm đoạt Áo Dài trong cuộc triển lãm tại Nhật Bản!

Bởi VN có 54 dân tộc, trong đó có dân tộc Hoa. TQ có 56 dân tộc, trong đó có dân tộc Việt. Vậy thì họ có lý do để cho rằng Áo Dài là của người TQ!

áo dài quan các thời kỳ được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng áo dài
áo dài quan các thời kỳ được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng áo dài

Ngày 22.01.2014 trong buổi lễ Khánh thành BTAD sau 12 năm xây dựng, phát biểu được vài câu tôi đã khóc như một đứa trẻ trước hàng trăm quan khách tham dự. Nước mắt của một người vượt qua giới hạn bản thân để thân một mình cùng gia đình trải qua bao sóng gió, kịp ra được một BTAD cho người Việt. Dù không ai bảo tôi làm điều đó.

Suốt bao năm qua có dịp giao lưu với học sinh sinh viên các trường. Khi tôi có câu hỏi ngoài đồng phục Áo Dài mà một số trường còn duy trì học sinh nữ mặc vào lễ chào cờ sáng thứ Hai, bạn nào có riêng mình một bộ áo dài không ? Thì rất ít cánh tay đưa lên ! Tôi đã phải chia sẻ với các bạn trẻ ấy : Áo Dài các bạn mặc không chỉ là đẹp đâu, mà còn là TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN KHI THẾ HỆ TRẺ PHẢI NỐI TIẾP GIỮ GÌN VĂN HÓA.

Cho đến giờ, chưa có bất kỳ một văn bản nào từ phía chính phủ công nhận Áo Dài là Quốc phục Việt Nam.Nên chỉ có thể chúng ta người Việt dù ở nơi đâu - Hãy xem việc mặc Áo Dài trong một dịp nào có thể nhất, là đã cùng nhau góp tâm giữ được cho người Việt tấm áo của quê hương đất nước !

Trích facebook nhà thiết kế Sỹ Hoàng

Nhà thiết kế Trung Quốc “nhận vơ” áo dài Việt Nam là sáng tạo bản thân?

Nhà thiết kế Trung Quốc “nhận vơ” áo dài Việt Nam là sáng tạo bản thân?

Một thương hiệu thời trang của Trung Quốc gây tranh cãi với bộ sưu tập sử dụng hoa văn giống của NTK Thuỷ Nguyễn của Việt Nam.