"Mặt Trăng Đen" sẽ xuất hiện vào đêm 30/4

Do Việt Nam sở hữu múi giờ GMT+7 nên thời điểm nhật thực Mặt Trăng Đen rơi vào 1 giờ 45 phút sáng 1/5, đạt cực đại vào 3 giờ 41 phút.

Theo trang Time and Date, nhật thực Mặt Trăng Đen lần này sẽ bắt đầu vào 18 giờ 45 phút giờ GMT ngày 30/4, đạt cực đại vào lúc 20 giờ 41 phút và kết thúc vào lúc 22 giờ 37 phút. 

Theo tờ Space, Mặt Trăng Đen là một thuật ngữ không chính thức, được coi là lần trăng non thứ 2 trong một tháng dương lịch, hoặc trăng non thứ 3 trong một mùa có có 4 trăng non. Trăng non luôn chìm khuất trong bóng tối, không thể nhìn thấy được từ Trái Đất, nhưng Mặt Trăng Đen của tháng 4/2022 sẽ hiện hình một cách bất ngờ, nhờ nhật thực.

Do Việt Nam sở hữu múi giờ GMT+7 nên thời điểm nhật thực Mặt Trăng Đen rơi vào 1 giờ 45 phút sáng 1/5, đạt cực đại vào 3 giờ 41 phút và kết thúc lúc 5 giờ 37 phút.

Vùng quan sát được nhật thực Mặt Trăng Đen rõ ràng nhất là mũi cực Bắc của lục địa Nam Cực; ngoài ra nhiều vùng ở Nam Cực, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và các quốc gia ở rìa phía Tây lục địa Nam Mỹ cũng có thể chiêm ngưỡng hiện tượng hiếm gặp.

Thanh Mai

Miền Bắc mưa to, trời chuyển lạnh dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

Miền Bắc mưa to, trời chuyển lạnh dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

Từ ngày 1/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 18-21 độ C.