Tiến sĩ Chua Siew Eng, nhà tư vấn và chuyên gia tâm thần học tại Trung tâm Tư vấn Raffles cho biết những lời nhận xét từ các thành viên trong gia đình thường nhắm vào điểm yếu trong tính cách của bạn.
Kevin Beck, nhà tâm lý học Bệnh viện Đa khoa Singapore, cho biết các lý do khiến bạn bực mình có thể do những chuẩn mực văn hóa, giới tính, áp đặt. Bạn càng lo lắng về việc họ hàng đánh giá bạn, những lời nhận xét của họ càng ảnh hưởng đến bạn nhiều hơn.
Nhà tâm lý Kevin Beck cho biết vấn đề càng quan trọng hoặc nhạy cảm với bạn thì phản ứng tức giận của bạn càng dữ dội hơn nhưng bạn có thể học cách kiểm soát phản ứng của mình.
Dưới đây là một số mẹo từ các chuyên gia để giúp bạn đối phó với những câu hỏi nhạy cảm từ những người họ hàng.
Giữ tương tác ngắn gọn
Có một vài chủ đề trung lập để đánh lạc hướng và giải trí, đồng thời giúp thời gian trôi qua. Bạn nên nói về các chủ đề này.
Diễn tập các tình huống khiến bạn tức giận
Học cách xác định những lối suy nghĩ tiêu cực khiến bạn tức giận. Liệu việc bạn tức giận có hợp lý không, cái giá phải trả là gì? Hãy lường trước và suy nghĩ cách phản ứng sao cho lành mạnh, tốt cho bạn và cho người thân của bạn.
Không giận quá mất khôn
Hãy lường trước những dấu hiệu tức giận và đừng để bản thân bị kích hoạt bởi chúng, đặc biệt là với những hiềm khích hoặc hành hạ trong quá khứ.
Chơi chiến thuật trì hoãn để giảm lo lắng
Hãy hít thở sâu một vài lần và cố gắng giảm bớt lo lắng để đầu óc minh mẫn trở lại, theo giáo sư Ilene Cohen. Bạn nên đưa ra câu trả lời trung lập và không cung cấp thông tin.
Không phải lúc nào cũng phải nhún nhường
Ai cũng mong gia đình hòa thuận tuy nhiên, không có quy tắc nào nói rằng bạn phải luôn hòa thuận với mọi người trong gia đình. Có quan hệ họ hàng với nhau không có nghĩa là bạn sẽ hòa hợp trong mọi tình huống, chia sẻ cùng quan điểm hoặc hòa hợp với họ. Hãy tử tế và tôn trọng, nhưng đừng ép bản thân bỏ qua quan điểm của mình vì sợ người khác đánh giá.
Sức mua bất động sản có phần “hạ nhiệt”