Mỹ, Đức từ chối cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraina

Tổng thống Joe Biden hôm thứ Hai (30/1) cho biết Hoa Kỳ sẽ không cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraina.

Ông Biden cho biết ông phản đối việc cung cấp máy bay chiến đấu của Mỹ cho Ukraina.

"Không", ông nói khi được các phóng viên hỏi liệu ông có ủng hộ việc gửi F-16 hoặc những loại khác hay không trong bối cảnh Mỹ, Đức và các nước khác đã đồng ý tăng cường kho vũ khí của Ukraina bằng cách cung cấp xe tăng chiến đấu hạng nặng.

Các nhà lãnh đạo châu Âu cho biết họ cởi mở với ý tưởng này, ngay cả khi Ukraina chưa chính thức yêu cầu máy bay chiến đấu tiên tiến từ các đồng minh.

Mỹ, Đức từ chối cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraina  - Ảnh 1.

Mỹ, Đức từ chối cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraina.

Các nhà phân tích tin rằng cả Ukraina và Nga đang chuẩn bị cho các đợt tấn công quan trọng trong những tháng tới và máy bay phương Tây có thể tăng cường sức mạnh cho Kiev. Lực lượng không quân của Ukraina đã suy giảm đáng kể sau 11 tháng chiến tranh.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Hai cho biết ông sẽ không loại trừ việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraina nhưng cảnh báo về nguy cơ leo thang xung đột.

Ông Macron đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, người đã đưa ra ý tưởng gửi F-16 của Hà Lan tới Ukraina.

"Không có gì bị loại trừ về nguyên tắc", ông Macron nói.

Ông nói, bất kỳ hoạt động chuyển giao vũ khí nào cũng "không được làm suy yếu năng lực của các lực lượng vũ trang Pháp", đồng thời cho biết thêm rằng Pháp sẽ phải tự tin rằng vũ khí sẽ không được sử dụng để tấn công bên trong nước Nga, điều có thể làm leo thang chiến tranh.

"Không có điều cấm kỵ nào nhưng đó sẽ là một bước tiến lớn", ông Rutte nói.

Trong khi đó, vào hôm Chủ nhật (29/1), Thủ tướng Đức Olaf Scholz xác nhận rằng nước Đức sẽ không gửi máy bay chiến đấu tới Ukraina.

Sau nhiều tuần do dự, hôm thứ Tư tuần trước, Berlin đã quyết định gửi 14 xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất tới Ukraina và cho phép các nước khác làm điều tương tự.

Trong một cuộc phỏng vấn hôm Chủ nhật với tờ báo Tagesspiegel về phản ứng của ông trước yêu cầu nhận máy bay chiến đấu từ Kyiv.

Ông nói thêm: "Ngay sau khi quyết định (về xe tăng) được đưa ra, một cuộc tranh luận mới bắt đầu ở Đức" về một vấn đề khác, "điều đó không nghiêm trọng và làm suy yếu niềm tin của người dân vào các quyết định của chính phủ".

Quyết định gửi xe tăng Đức đến Ukraina đi kèm với một lựa chọn tương tự của Hoa Kỳ là cung cấp cho quân đội Ukraine xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất.

(AFP, Euro News)

PV