New York Times: "Việt Nam hết may mắn trong chống dịch"

Ngày 2/6, trang New York Times đã có bài báo về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, trong đó có đoạn nhấn mạnh rằng “Việt Nam từng tự hào đã ngăn chặn thành công dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, may mắn của quốc gia này có thể đã hết khi phải đối mặt với đợt bùng phát dịch tại TP.HCM và sự xuất hiện của biến thể virus mới”. 

Một số tổ chức cũng lên tiếng phản đối phát ngôn trên của tờ New York Times. Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam khẳng định bài báo “hoàn toàn sai khi nói Việt Nam hết may mắn bởi vì không có sự may mắn nào ở đây cả”. Ông Malhotra cho rằng Việt Nam duy trì được số lượng ca nhiễm thấp nhờ Chính phủ đã sớm có chiến lược phòng chống dịch bài bản ngay từ đầu.

Đồng tình với quan điểm này của ông Malhotra, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng nhấn mạnh những kết quả mà Việt Nam đạt được không phải nhờ sự may mắn mà là nhờ những chính sách và hành động cụ thể.

[caption id="attachment_20730" align="alignnone" width="1032"] Tiêu đề và nội dung mở đầu bài báo[/caption]

Mở đầu bài viết với những từ chưa thật sự khách quan về tình hình nước ta: "Quốc gia này đã tự hào về việc chứa coronavirus. Nhưng một vụ bùng phát tại một nhà thờ ở Thành phố Hồ Chí Minh và sự xuất hiện của một biến thể mới chết người cho thấy vận may của nó có thể sắp hết." Bài viết này cho rằng một ổ dịch ở TP.HCM - được phát hiện ban đầu từ nhóm truyền giáo - và sự nổi lên của biến chủng virus mới sẽ đặt dấu chấm hết cho may mắn trong quá khứ của Việt Nam.

"Việt Nam đã tự hào về việc ngăn chặn thành công virus coronavirus kể từ khi đại dịch bắt đầu. Khi các nước láng giềng của đất nước xác định số người chết của họ và áp đặt các lệnh khóa cửa trên toàn quốc, chính phủ Việt Nam đã ngăn chặn vi rút bằng cách dựa vào các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, truy tìm liên lạc cẩn thận và khóa địa phương."

Tiếp theo trang New York Times còn nêu: "Nhưng cụm nhà thờ ở Thành phố Hồ Chí Minh, bùng phát dịch bệnh tại các nhà máy ở miền bắc đất nước và sự xuất hiện của một biến thể mới đầy rắc rối đều cho thấy rằng vận may của Việt Nam có thể sắp hết. Hơn một nửa số trường hợp của cả nước đã xảy ra trong tháng qua."

Tại họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định việc nói Việt Nam may mắn trong phòng chống dịch bệnh là “hoàn toàn không khách quan”.  “Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh, vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội, Việt Nam đã có những quyết sách, chiến lược, chỉ đạo sáng tạo, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương”, bà Hằng cho biết. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp kịp thời quyết liệt, trong đó có những biện pháp lần đầu được áp dụng trong công tác phòng chống dịch, như ngăn chặn sự lây lan từ bên ngoài bằng cách hạn chế nhập cảnh, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước ngoài vào Việt Nam, tổ chức khoanh vùng, dập dịch, truy vết người tiếp xúc với nguồn bệnh trong phạm vi phù hợp, kiểm soát chặt chẽ người bên trong các khu vực phong tỏa, cách ly những người lây nhiễm và tiếp xúc gần một cách hiệu quả.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết hiện nay, Việt Nam đang tích cực nhanh chóng triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả chiến lược vaccine và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm vaccine trên phạm vi cả nước theo lộ trình phù hợp, khoa học và hiệu quả để tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng. "Những kết quả trong công tác phòng chống dịch của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế, WHO và nhiều quốc gia ghi nhận, đánh giá cao. Dư luận, báo chí, kể cả báo chí Mỹ, cũng gọi Việt Nam là hình mẫu chống dịch", người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Nhật Hạ