Ngoài cua 'mặt quỷ' ra còn loại cua nào chứa độc tố chết người?

Ngoài cua "mặt quỷ" chứa các độc tố cực kì nguy hiểm có thể gây tử vong ra còn có một số loại cua khác độc không kém.

Làm thế nào để nhận biết cua mặt quỷ ?

Vừa qua tại Việt Nam, một người dân ở Côn Đảo đã ăn phải cua lạ khiến lưỡi bị tê, cứng chân tay, khó thở và phải nhập viện trong tình trạng nguy cấp.

Từ hình ảnh cua được người thân chụp lại, các bác sĩ xác định loài cua lạ mà người này ăn có tên khoa học là Zosimus aeneus (còn gọi cua "mặt quỷ"). Loài cua này sinh sống tại các rặng san hô từ khu vực Nam Phi đến đảo Hawaii.

Đặc điểm nhận dạng của mặt quỷ. 
Đặc điểm nhận dạng của mặt quỷ. 

Tại Việt Nam, cua "mặt quỷ" sống  tại vùng biển từ Đà Nẵng đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc điểm dễ nhận diện nhất của loài cua này là màu sắc sặc sỡ, có các nốt nâu trên nền nhạt ở vỏ.

Có bề ngoài gần giống với cua "mặt trăng", tuy nhiên, cua "mặt quỷ" chứa các độc tố cực kì nguy hiểm có thể gây tử vong nếu ăn phải dù chỉ một muỗng cà phê thịt cua này.

Cua "mặt quỷ" là loại cua khá phổ biến ở các vùng biển Việt Nam. Chúng thường trú ngụ dưới rạn san hô, có đặc điểm nhận dạng bên ngoài khá tương đồng với màu san hô biển nên rất khó nhận ra. Cua "mặt quỷ" cũng được xem là loài cua có độc tố cao nhất trong số các loài cua biển.

Cua mặt quỷ có độc tố rất mạnh có thể gây tử vong. 
Cua mặt quỷ có độc tố rất mạnh có thể gây tử vong. 

Theo thông tin từ Viện Hải dương học Nha Trang, cua "mặt quỷ" có phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm, kích thước cua nhỏ gọn trong lòng bàn tay. Trên mai của có nhiều u lồi dẹt và màu sắc bắt mắt không giống các loài cua biển thực phẩm.

Cua "mặt quỷ" sống có màu xanh da trời pha xanh lá cây với những nốt màu trắng, nâu và vàng. Phần chân và càng cua này có màu nâu đen.

Cua "mặt quỷ" nguy hiểm như thế nào?

Trong thịt, trứng, đặc biệt ở 2 càng của cua "mặt quỷ" có chứa các chất độc Saxitonin, Neurotoxin và Tetrodotoxin - tương tự như chất độc có trong cá nóc. Các chất này gây tê liệt hệ thần kinh, ức chế hô hấp, có thể gây tử vong trong thời gian ngắn sau khi ăn, dù chỉ 1 lượng rất nhỏ.

Người ăn cua "mặt quỷ" khoảng 10 phút sau có biểu hiện có tê đầu lưỡi, tê hai tay và lan xuống chân, khó thở. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp, tê liệt hệ thần kinh và tử vong sau đó.

Theo các chuyên gia của Viện hải dương học Nha Trang: khi ăn phải cua "mặt quỷ" đầu tiên phải tìm mọi cách để nôn toàn bộ thịt cua đã ăn ra, uống thật nhiều nước để làm loãng chất độc, kéo dài thời gian hấp thu và dễ dàng nôn chất độc ra.

Nên sử dụng bột than hoạt tính pha với nước để hút các chất độc của cua trong dạ dày.

Đến ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ.

Để an toàn cho bản thân và gia đình tốt nhất bạn vẫn nên tránh ăn những con cua có hình thù, màu sắc lạ mắt khi chưa biết rõ về nó. Không thử khi thấy các con cua có hình dạng lạ mắt. Ngoài ra với những loại cua quen thuộc, bạn cũng cần tránh ăn nếu chúng bị chết hoặc gần chết, vì khi đó cua sẽ sinh sôi nẩy nở nhiều vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe của chúng ta.

Một số loài của có độc tố như cua "mặt quỷ":

Cua đá biển

Cua đá biển thuộc loại cua đất lớn, có vỏ màu tím sậm, chân dài và càng khá ngắn. Chúng là loại động vật ăn đêm, ban ngày trú ẩn trong các hang đào và thức ăn của nó là các loại thực vật. Khi chín, cua đá biển chuyển sang màu gạch.

Cua đá biển cũng chứa các chất độc nguy hiểm như cua "mặt quỷ". Đặc điểm để nhận biết chúng là vỏ đầu ngực có dạng nửa vòng tròn, dài nhất khoảng 30mm và rộng nhất khoảng 40mm, phủ kín bởi các u lồi dạng hạt.

Cua đá biển.
Cua đá biển.

Cua đá biển hiếm và rất khó bắt, thịt có vị ngọt thanh nên trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên trong quá trình chế biến và sử dụng, nếu không làm sạch những chất độc trong nó sẽ gây nên những tiêu cực về mặt sức khỏe và có thể để lại hậu quả đáng tiếc như trên.

Cua Florida

Đặc điểm nhận dạng của loại cua này là phần vỏ đầu ngực có dạng elip ngang. Mặt lưng của vỏ cua hơi lồi nhưng khá láng phẳng. Cua có những vệt màu xanh da trời nhạt hơi lục, pha trộn những vết loang màu đỏ tía, các ngón chân kìm màu sậm. Loại cua này thường sống ở vùng biển từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa.

Cua Florida.
Cua Florida.

Tại Đà Nẵng có một trường hợp đáng tiếc xảy ra khi ăn phải loại cua Florida này. Cụ thể là sau khi luộc và ăn cua Florida, nạn nhân vô tình có những biểu hiện lạ như liên tục nôn mửa và phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức.


 

VIÊN VIÊN (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương