Người phụ nữ quyết định việc chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng là ai?

Không rõ bà Murphy đang chờ những hành động cụ thể nào trước khi cấp chứng nhận chuyển giao quyền lực sau cuộc bầu cử năm nay.

Người đứng đầu GSA - bà Emily Murphy là người sẽ đưa ra quyết định ai là người thắng cử và chọn thời điểm kích hoạt việc chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng. Theo kết quả hiện tại thì ông Joe Biden đã thắng và còn sáu tiểu bang (đang giữ 80 phiếu đại cử tri) đang trong tình trạng kiểm phiếu lại. Bên cạnh đó, nhóm của ông Biden đã cảnh báo rằng nếu việc chuyển giao quyền lực bị chậm trễ thì hậu quả thực tế đối với an ninh quốc gia và đại dịch COVID-19 sẽ càng thêm nguy hiểm.

Bà Emily Murphy.
Bà Emily Murphy.

Bà Murphy cho biết bà đang gặp nhiều áp lực về việc này và rơi vào tình thế không có lợi. Những người đã nói chuyện với bà Murphy gần đây cho biết bà chưa từng nghĩ mình sẽ gặp trường hợp này. Bà đang bị cuốn vào giữa cơn bão lửa chính trị.

"Bà ấy hoàn toàn cảm thấy như mình đang ở vị trí khó khăn. Bà ấy thực sự sợ hãi. Đó là một tình huống khủng khiếp. Emily là một chuyên gia giỏi, một người có đạo đức sâu sắc, nhưng cũng là một luật sư rất nghiêm túc" - một người bạn và là đồng nghiệp cũ của Murphy nói với đài CNN.

"Bà ấy đang làm những gì bà ấy tin rằng đó là nghĩa vụ trung thực với tư cách là người đã thề trung thành thực sự với Hiến pháp Mỹ và các luật chi phối vị trí của cô ấy"- người bạn này nói thêm.

Theo một số nguồn tin, bà Murphy đang làm theo hướng dẫn mơ hồ của cơ quan và theo những gì bà ấy coi là tiền lệ để chờ ký vào kết quả bầu cử. Quy trình này được hiểu là quá trình "xác minh" trước khi cho phép quá trình chuyển giao quyền lực tổng thống chính thức bắt đầu.

Ngày 3/11, bà Murphy đã gọi điện cho người tiền nhiệm David Barram, người phụ trách GSA trong cuộc bầu cử năm 2000 để xin ý kiến. Ông Barram tuần trước từng phát biểu rằng cuộc bầu cử này "khác biệt đáng kể" so với những gì đã xảy ra vào năm 2000.

"Vấn đề lúc đó chỉ xảy ra ở bang Florida với cách biệt 537 phiếu bầu. Mọi người đều biết rằng một khi Florida được xử lý ổn thỏa thì sẽ tìm được người chiến thắng"- ông Barram nói.

Bà Murphy là một nhà chính sách giỏi. Bà đã có nhiều năm làm việc ở GSA với nhiệm vụ là trợ lý quốc hội. Các nguồn tin nói với CNN rằng bà ấy đang dựa trên quyết định tiền lệ từng xảy ra trong cuộc bầu cử năm 2000. Kết quả của cuộc kiểm phiếu lại ở bang Georgia dự kiến sẽ có kết quả vào ngày 20-11 nhưng sẽ không thay đổi nhiều so với kết quả ban đầu. Đây có thể là những yếu tố cuối cùng để bà Murphy đưa ra quyết định ai là người chiến thắng và quá trình chuyển giao quyền lực sẽ bắt đầu.

"Tôi biết Emily là một người có đạo đức nhưng tôi hoàn toàn không đồng ý với quyết định hiện tại của cô ấy khi chưa thể xác định chắc chắn ai là người thắng cuộc bầu cử. Ông Biden rõ ràng đã thắng và thực sự không có gì phải bàn cãi về điều đó ... Thật sai lầm khi trì hoãn việc ký xác nhận, dù chỉ một phút", một cựu quan chức chính quyền và là đồng nghiệp của bà Murphy nói. 

Các đảng viên Dân chủ rất tức giận với bà Murphy vì đã tin vào những điều ông Trump nói còn đảng Cộng hòa thì lại gây áp lực buộc bà phải giữ vững lập trường và không ký vào bản xác nhận.

Theo đồng nghiệp của bà Murphy thì mặc dù là một người được bổ nhiệm chính trị, nhưng bà Murphy không phải là người ủng hộ hoặc trung thành với Tổng thống Trump. 

Ông Alan Chvotkin, giám đốc điều hành cấp cao tại một hiệp hội thương mại ở Washington, DC, người đã làm việc với bà Murphy trong hơn 20 năm, cho biết ông là người ủng hộ mạnh mẽ Murphy vì bà ấy hiểu biết sâu sắc về hoạt động của GSA và hiểu rõ bản chất của các vấn đề mà bà ấy đang phải giải quyết.

"Trong bầu không khí chính trị cao độ, nhiều người không biết bà ấy và chắc chắn họ không biết công việc mà ấy ấy chịu trách nhiệm. Nếu bạn chỉ dựa vào một hoặc hai chủ đề để đưa ra kết luận, bạn sẽ dễ dàng đi đến kết luận sai" - ông Chvotkin nói.

Thanh Mai

Từ Sony đến 7-Eleven, đợt phong tỏa ở Thượng Hải ảnh hưởng nặng nề đến các công ty

Từ Sony đến 7-Eleven, đợt phong tỏa ở Thượng Hải ảnh hưởng nặng nề đến các công ty

Việc phong tỏa ở Thượng Hải, hiện đã bước sang tuần thứ ba, đã đóng cửa các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven và khiến các nhà máy cung cấp của Sony và Apple không hoạt động.