Nghịch lý đang diễn ra: Diện tích nhà ở toàn quốc đang ngày một tăng lên nhưng người lao động, người thu nhập thấp đang ngày càng khó mua được nhà ở. Người thu nhập thấp hưởng lợi nhờ đánh thuế cao người sở hữu nhiều bất động sản?
Theo TS Đinh Thế Hiển, thuế tài sản sẽ tạo nguồn thu ngân sách ổn định từ thị trường bất động sản, sau đó sử dụng nguồn vốn này để đầu tư phát triển hạ tầng nhằm gia tăng nguồn cung cho thị trường.
"Về lâu dài, loại thuế này sẽ khuyến khích sử dụng có hiệu quả đất đai, đưa bất động sản về đúng giá trị thực của nó. Thực tế việc đầu cơ hiện nay khiến rất nhiều nhà đất để không, quá lãng phí", TS Hiển chia sẻ.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng sắc thuế là công cụ cả thế giới sử dụng để điều tiết các hiện tượng và bình ổn mọi vấn đề của thị trường, của nền kinh tế và đây là công cụ hiệu quả nhất mà thế giới đang sử dụng nhưng chúng ta lại chưa sử dụng.
Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành Nghị quyết số 18 quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang… Trung ương yêu cầu các cơ quan xây dựng chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất theo thông lệ quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện cụ thể và lộ trình thích hợp. Bên cạnh quy định mức thuế cao hơn với một số nhóm nêu trên, cần có chính sách ưu đãi thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư; đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình người có công với cách mạng. Ưu đãi thuế cũng cần được áp dụng với những địa phương được quy hoạch sản xuất nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ các loại rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Bản chất việc tăng giá bất động sản thời gian qua nguyên nhân chính vẫn là do nghẽn thủ tục pháp lý, dự án chậm trễ làm tắc nghẽn nguồn cung, tăng chi phí vốn... Công cụ thuế và phí hiện nay chưa phát huy được nhiều giá trị trong việc xử lý trốn thuế chuyển nhượng, giao dịch bất động sản. Việc xây dựng chính sách cần đảm bảo cho sự phát triển ổn định và điều tiết thị trường.
Bản chất việc tăng giá bất động sản thời gian qua nguyên nhân chính vẫn là do nghẽn thủ tục pháp lý, dự án chậm trễ làm tắc nghẽn nguồn cung, tăng chi phí vốn... Công cụ thuế và phí hiện nay chưa phát huy được nhiều giá trị trong việc xử lý trốn thuế chuyển nhượng, giao dịch bất động sản. Việc xây dựng chính sách cần đảm bảo cho sự phát triển ổn định và điều tiết thị trường.
Theo các công ty nghiên cứu thị trường bất động sản, tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, giá nhà ở, căn hộ tăng gấp 3 - 5 lần so với 10 năm trước. Tính trung bình để sở hữu một căn hộ bình dân, người lao động phải trả từ 1,5 tỷ đồng (hiện nhà dưới 2 tỷ đồng đang dần ít đi).
Giá nhà đất tăng nhanh hơn nhiều lần mức tăng tiền lương sẽ làm gia tăng nhanh chóng bất bình đẳng thu nhập do một bộ phận hộ gia đình phải sử dụng tích lũy để thuê mướn nhà ở và tiếp tục làm giảm khả năng sở hữu nhà ở.
Để giải quyết tình trạng này nhiều chuyên gia cho rằng với người sở hữu nhiều nhà đất mà không dùng để ở hoặc không sử dụng để sản xuất, kinh doanh thì chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất sở hữu. Với người chậm đưa đất vào sử dụng cũng bị đánh thuế cao nhằm triệt tiêu ý chí "găm giữ" đất, chống đầu cơ đất đai. Trong trường hợp thị trường bất động sản bị đầu cơ thì có thể áp dụng thuế suất rất cao để triệt tiêu ý chí đầu cơ.
Tổng Hợp