Nhiều nước Đông Âu đặt mua HIMARS sau khi Ukraina thành công với vũ khí này trên chiến trường

Chính phủ Lithuania đã quyết định phân bổ thêm ngân sách cho Bộ Quốc phòng để cơ quan này việc mua Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao hay còn gọi là HIMARS, xe chiến thuật hạng nhẹ Oshkosh (JLTV) và máy bay không người lái Switchblade từ Hoa Kỳ.

Để đối phó với cuộc tấn công của Nga đối với nước láng giềng Ukraina, Lithuania đã quyết định mở rộng ngân sách quân sự của mình thêm khoảng 148 triệu euro (tương đương 144,5 triệu đô la Mỹ) trong năm nay. Tổng cộng, chính phủ có kế hoạch dành 2,52% tổng sản phẩm quốc nội năm 2022 cho quốc phòng.

"Trong bối cảnh Nga bắt đầu chiến tranh, chúng tôi đang tăng cường tài trợ cho quốc phòng, thực hiện nhất quán thỏa thuận của các đảng phái trong quốc hội", Bộ trưởng Tài chính Gintarė Skaistė cho biết trong một thông cáo báo chí.

Nhiều nước châu Âu đặt mua HIMARS sau khi Ukraina thành công với vũ khí này trên chiến trường - Ảnh 1.

Một hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 của Mỹ bắn pháo trong cuộc tập trận quân sự Sư tử châu Phi thường niên lần thứ hai ở khu vực Tan-Tan ở Tây Nam Maroc vào ngày 30/6/2022.

Bộ Quốc phòng nước này cho biết trong một tuyên bố rằng "các quan chức Lithuania và Hoa Kỳ đang có kế hoạch ký các hợp đồng mua lại quan trọng đối với Lithuania trong năm nay" bao gồm các giao dịch mua "Hệ thống tên lửa HIMARS, máy bay không người lái chiến đấu Switchblade và xe hỗ trợ chiến đấu bọc thép JLTV".

Kể từ khi chiến tranh bùng nổ, Lithuania đã chuyển giao khoảng 50 xe bọc thép M113 cho Ukraina và việc mua lại JLTV để bù đắp vào số xe này.

Tháng 7 năm ngoái, nước láng giềng Latvia cũng đã gửi cầu mua một số lượng không được tiết lộ các bệ phóng M142 HIMARS của Mỹ, hai tháng sau khi Ba Lan gửi yêu cầu đặt mua khoảng 500 vũ khí loại này.

(Defense News)

N.MINH