Những câu chuyện có thực về những chiến sỹ tình báo trong phim cách mạng Việt Nam

Các bộ phim nổi tiếng một thời về cách mạng được xây dựng trên hàng loạt các nguyên mẫu có thật ngoài đời, những người anh hùng thầm lặng.

Ván bài lật ngửa

Ngày 4/1, nghệ sĩ Chánh Tín đã từ giã cõi đời để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng khán giả cũng như bạn bè anh em nghệ sĩ. Từng được biết đến với vai diễn thành công trong loạt các tác phẩm nổi tiếng một thời, nghệ sĩ Chánh Tín chính là tượng đài trong nền điện ảnh Việt Nam. Thế nhưng nếu nói về tiếng tăm và tên tuổi của Chánh Tín thì tác phẩm Ván bài lật ngửa chính là bộ phim để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất.

Ván bài lật ngửa là loạt phim nhựa đen trắng kéo dài 8 tập do Xí nghiệp phim Tổng hợp TP.HCM - tiền thân của hãng phim Giải Phóng - sản xuất trong khoảng thời gian 1982-1987. Trong phim nghệ sĩ Chánh Tín vào vai Đại tá Nguyễn Thành Luân. Nam diễn viên Nguyễn Chánh Tín được đánh giá là có màn trình diễn xuất thần và đây chính là tác phẩm để đời của tài tử mới qua đời.

Những câu chuyện có thực về những chiến sỹ tình báo trong phim cách mạng Việt Nam

Mặc dù vậy ít ai biết được rằng bộ phim xây dựng nhân vật Nguyễn Thành Luân là từ nguyên mẫu thật ngoài đời và Đại tá Phạm Ngọc Thảo. Phạm Ngọc Thảo sinh ngày 14/2/1922, trong một gia đình trí thức giàu có ở Vĩnh Long, theo đạo Công giáo và tham gia cách mạng tháng Tám từ những ngày đầu.

Những câu chuyện có thực về những chiến sỹ tình báo trong phim cách mạng Việt Nam

Ông Phạm Ngọc Thảo từng được giao cho nhiệm vụ thâm nhập vào hàng ngũ cấp cao của chính quyền Sài Gòn để “phục vụ cho mục tiêu thống nhất đất nước”. Phải đến mãi sau này khi đất nước thống nhất, thân phận của ông mới được công khai. Đại tá Phạm Ngọc Thảo được truy tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang và được đặt tên cho một con đường tại TP HCM.

Người đẹp Tây Đô

Bộ phim Người đẹp Tây Đô sản xuất năm 1996 dưới bàn tay của đạo diễn Lê Cung Bắc với sự tham gia của nữ diễn viên xinh đẹp Việt Trinh. 

Việt Trinh bắt đầu sự nghiệp diễn xuất từ những năm 1980 trong nhiều bộ phim đình đám, nhưng để bước lên đỉnh cao của sự nghiệp thì đó chắc hẳn phải là Bạch Cúc của Người đẹp Tây Đô. Gương mặt của Việt Trinh cũng được xem là chuẩn mực của nét đẹp người con gái Việt Nam một thời.

Những câu chuyện có thực về những chiến sỹ tình báo trong phim cách mạng Việt Nam
Diễn viên Việt Trinh đã có màn hóa thân xuất sắc vào vai diễn Bạch Cúc.
Diễn viên Việt Trinh đã có màn hóa thân xuất sắc vào vai diễn Bạch Cúc.

Vai diễn Bạch Cúc trong Người đẹp Tây Đô được xây dựng trên hình mẫu của nhân vật có thật ngoài đời đó là điệp báo Lâm Thị Phấn. Bà Lâm Thị Phấn từng hoạt động trong lòng địch tại Cần Thơ cuối những năm 1950.

Nổi tiếng đẹp và thông minh, cuộc đời và sự nghiệp của bà đã trở thành huyền thoại thời bấy giờ. Năm vừa tròn 25 tuổi, bà Lâm Thị Phấn trở thành người hội trưởng đầu tiên của Hội phụ nữ cứu quốc ở Giá Rai hoạt động bí mật. Sau đó, lợi dụng chính sách mị dân của thực dân Pháp, cho phép thân nhân những người thoát ly theo cách mạng trở về quê quán, bà Lâm Thị Phấn được tổ chức đưa vào nội thành làm điệp báo.

Hình mẫu của nhân vật Bạch Cúc được lấy từ bà Lê Thị Phấn.
Hình mẫu của nhân vật Bạch Cúc được lấy từ bà Lê Thị Phấn.

Bà từng đóng góp rất nhiều công sức trong việc ly gián và làm nhiễu quân địch. Khi được hỏi còn nhớ đã tham gia bao nhiêu trận đánh, bà cười hiền từ và trả lời: “Làm sao mà nhớ cho hết được, toàn là những trận không tên”.

Biệt động Sài Gòn

Phim Biệt động Sài Gòn quy tụ các diễn viên: Quang Thái, Hà Xuyên, Thanh Loan, Thương Tín, Thúy An, Bùi Cường... Phim nói về đề tài chiến tranh xoay quanh chân dung của các chiến sĩ biệt động trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, với mục tiêu "đem chiến tranh vào thành phố", làm cho quân Mỹ - Ngụy mất ăn mất ngủ.

Những câu chuyện có thực về những chiến sỹ tình báo trong phim cách mạng Việt Nam

Nhân vật Tư Chu do diễn viên Quang Thái thủ vai được lấy từ nguyên mẫu ngoài đời thật chính là ông Nguyễn Đức Hùng. Ông sinh năm 1928, tại Can Lộc, Hà Tĩnh, phải rời bỏ quê hương từ rất sớm, sau đó vào Sài Gòn mưu sinh kiếm sống ngay khi còn rất nhỏ tuổi. 

Cuốn theo dòng thác cách mạng, ông tham gia đoàn quân đi cướp chính quyền mùa thu 1945. Sau này ông được giao quyền Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định, trực tiếp tìm hiểu âm mưu, thủ đoạn của địch và phục vụ nhiệm vụ chiến đấu. Ngày 3/1/ 2012, Chủ tịch nước đã trao tặng ông danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho ông. Ông qua đời ngày 16/ 5/ 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh,

Thời điểm vào vai Tư Chu, diễn viên Quang Thái đã 50 tuổi nhưng ông vẫn nhận được sự yêu mến của khán giả nhờ vào lối diễn xuất tự nhiên và hóa thân vào nhân vật một cách xuất sắc.

Dàn diễn viên Biệt động Sài Gòn mới hội ngộ gần đây.
Dàn diễn viên Biệt động Sài Gòn mới hội ngộ gần đây.

Ông cố vấn

Ông cố vấn là một tiểu thuyết của nhà văn Hữu Mai, viết về cuộc đời hoạt động của một nhà tình báo Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1958 - 1975, đây là một nhà tình báo lỗi lạc hoạt động trong lòng chế độ Mỹ - Ngụy ở Sài Gòn đã khiến nhiều thế hệ độc giả say mê. 

Diễn viên Vũ Đình Thân.
Diễn viên Vũ Đình Thân.

Điệp viên trong tiểu thuyết ấy chính là thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ (30.3.1928 – 7.8.2002), bí danh Hai Long, nguyên cố vấn cho ba đời tổng thống ngụy Sài Gòn. Ông Vũ Ngọc Nhạ được giới thiệu vào Mặt trận Việt Minh và được kết nạp Đảng ngày 20/6/1947. Ông cũng là nhân vật chủ chốt trong vụ án cụm tình báo A.22 làm rung động chính trường Sài Gòn vào cuối năm 1969.

Diễn viên vào vai ông Hai Long là Vũ Đình Thân. Sau vai diễn này, nam diễn viên Vũ Đình Thân hầu như không đóng thêm một bộ phim nào. 20 năm sau Ông cố vấn, ông mới trở lại phim trường trong bộ phim truyền hình Đi qua ngày biển động của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng

Ngoài Vũ Đình Thân, trong phim còn có sự xuất hiện của NSND Minh Hòa với vai Trần Lệ Xuân, một trong những vai diễn để đời của bà. Minh Hòa vào vai “bà cố vấn” Trần Lệ Xuân khi mới ngoài 30 tuổi và chưa có bất cứ danh hiệu nghệ sĩ cao quý nào, cho đến hiện tại vai diễn này vẫn được nhắc đến như một tác phẩm “đo ni đóng giày” cho bà. Thậm chí, trong suốt thời gian dài, khán giả, người hâm mộ gọi chị là “bà cố vấn” hay “bà Trần Lệ Xuân” thay vì tên thật do cha mẹ đặt.

 NSND Minh Hòa trong vai
 NSND Minh Hòa trong vai "bà cố vấn".

Vị tướng tình báo và hai bà vợ

Bộ phim truyền hình dài tập Vị tướng tình báo và hai bà vợ của đạo diễn- NSƯT Bùi Cường năm 2003 phóng tác theo tiểu thuyết Ông tướng tình báo và hai bà vợ của nhà văn quân đội Nguyễn Trần Thiết.

Câu chuyện của Vị tướng tình báo và hai bà vợ dựa vào cuộc đời của anh hùng tình báo huyền thoại, Thiếu tướng Đặng Trần Đức, tức Ba Quốc. Các diễn viên tham gia phim bao gồm nghệ sĩ Xuân Trường trong vai Hai Lâm, nghệ sĩ Hoàng Xuân trong vài Mary Nhung, Thu Quế…

Những câu chuyện có thực về những chiến sỹ tình báo trong phim cách mạng Việt Nam

Đặng Trần Đức sinh năm 1922, quê ở Thanh Trì (Hà Nội), nhập ngũ tháng 5/1949. Ông hoạt động ngay trong sào huyệt cơ quan tình báo của địch – Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo ngụy. Để thực hiện nhiệm vụ, dù đã có gia đình riêng, ông vẫn phải sống dưới thân phận một người khác và cưới hai vợ.

Những câu chuyện có thực về những chiến sỹ tình báo trong phim cách mạng Việt Nam

Thanh Mai

Bạn có biết: Tổng thống Donald Trump từng tham gia phim Ở nhà một mình 2?

Bạn có biết: Tổng thống Donald Trump từng tham gia phim Ở nhà một mình 2?

Ông Trump từng xuất hiện trong một phân cảnh nhỏ của bộ phim đình đám Ở nhà một mình.