Hoa mang trên mình vẻ đẹp của tự nhiên, đem đến cảm giác tươi mới, đầy năng lượng cho sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, hoa cũng đem lại lợi ích cho sức khỏe thể chất của con người.
Vai trò của hoa trong cuộc sống
Hoa - một món quà của thiên nhiên ban tặng, sở hữu vẻ đẹp và sự quyến rũ không gì sánh bằng. Chúng không chỉ được sử dụng để trang trí mà còn có nhiều tác động và ý nghĩa sâu rộng.
Đầu tiên, hoa có thể dùng để bày tỏ tình cảm, mỗi loài hoa đều có ngôn ngữ hoa riêng. Chúng ta sử dụng những đặc điểm của ngôn ngữ loài hoa để bày tỏ cảm xúc của mình trong những dịp cụ thể.
Thứ hai, hoa mang lại màu sắc rực rỡ và hương thơm lan tỏa nên rất phù hợp để trang trí trong và ngoài nhà, văn phòng, các bữa tiệc,... Hoa dùng để trang trí nhà cửa và không gian văn phòng chắc chắn sẽ đem đến sức sống và năng lượng tốt cho con người.
Thứ ba, hoa đại diện cho vẻ đẹp, hy vọng, tình yêu và cuộc sống, đồng thời đã trở thành yếu tố cốt lõi trong nhiều nghi lễ và phong tục khác nhau. Cho nên, ở các nền văn hóa khác nhau, hoa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
Thứ tư, hương thơm và vẻ đẹp của hoa sống có thể mang lại cho con người cảm giác vui vẻ, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và nâng cao tâm trạng. Hoa có thể thúc đẩy cơ thể giải phóng các hormone hạnh phúc như dopamine và serotonin, khiến con người cảm thấy vui vẻ và thư thái. Hoa có tác dụng vô cùng tích cực đến tâm lý con người. Chúng ngay lập tức nâng cao tâm trạng của bạn và mang lại cảm giác vui vẻ và bình yên.
Thứ năm, từ lâu hoa được sử dụng trong ẩm thực của các nước Trung Quốc, Nhật, Việt Nam,... không chỉ vì tác dụng tăng hương vị, màu sắc mà còn có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Những loại hoa ăn được cực tốt cho sức khỏe
Hoa ăn được là thực vật có hoa mà lá hoặc hoa được ăn trực tiếp. Nhiều loại hoa ăn được không chỉ làm cảnh mà còn được dùng làm thực phẩm, làm thuốc, làm rượu, chiết xuất tinh chất. Dưới đây là 5 loại hoa ăn được phổ biến ở Việt Nam.
Hoa atiso
Atiso (tên khoa học: Cynara scolymus, tiếng Anh: Artichoke) là một loại cây thuộc họ Cúc. Hoa của cây atiso có thể ăn được và rất giàu vitamin A, B, C, sắt, kẽm,... Trà atiso có mùi thơm thảo mộc, vị hơi đắng, uống rất sảng khoái.
Vì vị đắng của nó nên hầu hết mọi người đều tập trung vào tác dụng chữa bệnh hơn là hương vị của nó. Lợi ích sức khỏe của atisô chủ yếu đến từ axit chlorogen và cynarin, có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan, do đó chiết xuất atiso được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Ở Việt Nam, hoa atiso coi đây là loại trà thảo dược có tác dụng bổ gan, uống sau khi uống rượu có thể chống say. Ở Trung Quốc, atiso được coi là một loại rau tốt cho sức khỏe, có tác dụng lợi tiểu, giảm mỡ trong máu và cholesterol.
Hoa họ hành
Tất cả các loại hoa thuộc họ hành như hoa tỏi tây, hoa hẹ, hoa tỏi đều có thể ăn được và có hương vị thơm ngon. Hương vị trải dài từ tỏi tây tinh tế đến tỏi đậm đà. Mọi bộ phận của những cây này đều có thể ăn được.
Hoa hẹ là một trong các loại hoa ăn được và dùng rất phổ biến trong các món ăn hàng ngày của người Việt Nam với công dụng giảm các bệnh về máu như tăng huyết áp và xơ vữa động mạch.
Công dụng sức khỏe mà chúng mang lại thường liên quan đến các hợp chất lưu huỳnh. Ngoài ra, saponin và các hợp chất phenolic cũng có thể góp phần mang lại lợi ích sức khỏe cho những loại cây này.
Hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt rất giàu flavonoid, hyperin, inulin, phenol, đường khử và các thành phần dược liệu khác, có thể dùng làm thuốc. Trà dâm bụt khá dễ uống với vị chua nhẹ và mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe khi chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa.
Nó giúp bạn giải quyết mọi vấn đề từ tăng huyết áp đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm cân và sức khỏe hệ thống miễn dịch hoàn chỉnh. Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, hoa dâm bụt có tính ôn, vị cay, có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, giải độc, giảm sưng tấy, trị ho do nhiệt phổi, cầm máu nên trị rong kinh, khí hư nhiều,...
Hoa cúc
Hoa cúc có chứa các chất hóa học gọi là flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm. Nó cũng chứa các hóa chất có thể làm tăng lưu lượng máu đến tim. Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, hoa cúc có vị cay, đắng, ngọt, tính lạnh, có tác dụng xua gió, sáng mắt, giải độc và làm dịu sự khó chịu của cổ họng.
Ngoài ra, người ta sử dụng hoa cúc để trị đau thắt ngực, huyết áp cao, cảm lạnh thông thường, tiểu đường, đột quỵ và nhiều tình trạng khác, nhưng không có bằng chứng khoa học tốt nào chứng minh những công dụng này.
Hoa bí
Hoa bí là một trong các loại hoa ăn được và dùng rất phổ biến trong các món ăn miền tây. Nó là thực phẩm giàu vitamin A, C nên có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, làm sáng da và cải thiện thị lực khỏe mạnh. Hàm lượng kali trong hoa bí xanh cũng có lợi cho việc thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp và sức khỏe tiêu hóa tốt.
Cây bí xanh có hai loại hoa là hoa đực và hoa cái. Hoa đực có cuống ở gốc hoa, kích thước nhỏ hơn hoa cái và không thể cho ra trái.
Trong khi đó, hoa cái có cuống phình ra gọi là bầu nhụy và bầu nhụy này được thụ phấn thì sẽ phát triển thành bí xanh. Cho nên, hoa đực thường được dùng trong món ăn (như hoa bí nhồi thịt) hơn là hoa cái, nhưng cả hai loại đều có thể ăn được.
Hoa táo
Sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu bỏ qua hoa táo trong danh sách những loài hoa có hương thơm ngọt ngào nhất. Là loài hoa đầu tiên báo hiệu mùa xuân, nhắc đến hoa táo, người ta chỉ nhớ đến ngay mùi hương nồng nàn ngọt ngào từ những cánh hoa bé xinh xinh, hay hương thơm khó cưỡng của khu vườn táo lúc lỉu quả chín đỏ. Những bông hoa với sắc trắng, hồng tinh tế là dấu hiệu được ngóng trông của thời khắc giao mùa.
Năm 1897, hoa táo được chọn là loài hoa biểu trưng của bang Michigan, dù ngày nay, tiểu bang này chỉ đứng thứ ba trong cả nước về sản xuất táo, sau Washington và New York. Vì mang lại cho thực khách hương vị ngọt ngào thanh khiết, hoa táo được sử dụng trong rất nhiều món tráng miệng, món salad trái cây, hoặc được dùng để điểm xuyết tinh tế lên bánh ngọt và bánh tart.
Basil (Húng Tây hay Húng Quế)
Cuối hạ là thời điểm mà cả thế giới tưởng như sực nức mùi húng tây. Là loại rau thơm thông dụng nhất của nhiều nền ẩm thực , thông thường cây húng quế có kích thước khá khiêm tốn với những chiếc lá bầu dục bé xinh. Nhưng đến thời điểm ngắn ngủi này thì thân cây có thể cao đến 60cm, và cũng là lúc những bông hoa nhỏ màu trắng hay tím xuất hiện từ những kẽ ngách lá.
Mùa hè cũng là lúc húng quế rẻ nhất và hay được bày bán tràn ngập ở các khu chợ hay vườn cây. Vì thế chúng ta thường có làn sóng làm pesto – một loại sốt màu xanh lá với hương thơm đặc biệt và vị ngọt xen lẫn the, được làm phổ biến khi dư thừa húng tây. Ngoài ra, cũng còn một món ăn khác thường được làm vào thời điểm này. Đó chính là salad Caprese - sự kết hợp giữa những lá húng tây với phô mai mozzarella và một mỹ vị mùa hè khác, cà chua.
Những lưu ý khi ăn hoa
Tình trạng hoa
Hoa dùng để ăn phải còn tươi, không giập hay héo.
Nguồn gốc của hoa
Nên ăn hoa tự trồng hoặc mua hoa ở nơi ưu tính, không phun hóa chất. Không nên dùng hoa mọc ven đường thì không đảm bảo sạch sẽ, nguồn nước tưới tiêu và có nguy cơ nhiễm phóng xạ.
Hoa có độc
Nếu thấy một loại hoa mà bạn không biết tên thì nên tra cứu thông tin trước khi dùng làm thức ăn. Vì một số loài hoa sẽ có độc và độc tính của chúng có thể gây chết người như:
Hoa thầu dầu chứa ricin gây tiêu chảy, nhịp tim nhanh, co giật, hạ huyết áp,... Hoa cẩm tú cầu có chứa amygdalin chuyển hóa thành xyanua gây buồn nôn, tiêu chảy, tụt huyết áp, nhịp nhanh,... Hoa trúc đào có chứa oleandrin và oleandrigenin gây nôn mửa, kích ứng da, chảy nước dãi, buồn ngủ, co giật, tử vong. Hoa ngũ sắc có chứa axit triterpene, lanadene A, lanadene B gây đau dạ dày, nôn mửa, buồn nôn, suy nhược và khó thở tùy vào lượng ăn vào.
Dị ứng hoa
Nếu bạn dị ứng phấn hoa thì tốt nhất là không nên ăn hoa hoặc loại bỏ tác nhân gây dị ứng của hoa như phấn hoa có trong nhụy và nhị hoa. Để đảm bảo thì nên loại bỏ nhị hoa, nhụy hoa trước khi ăn và ăn thử một ít trước để đánh giá có dị ứng hay không.
Hoa không chỉ dùng để trang trí và thể hiện tình cảm, nâng cao tâm trạng mà còn có tác dụng chữa bệnh khi đưa vào ẩm thực. Có rất nhiều loại hoa ăn được nhưng phải thận trọng khi ăn vì một số loại hoa có độc. Trước khi ăn một loại hoa lạ, cần tìm hiểu thông tin ăn được không rối mới ăn.
(Tổng hợp)