Những món ăn "nhìn đã thèm" nhất định phải có trên mâm cỗ Tết của các quốc gia châu Á, người dân các nước ăn gì để cầu may?

Những món ăn truyền thống mang ý nghĩa đại diện cho sự may mắn trong ngày đầu năm mới ở một số nước châu Á.

Không chỉ ở Việt Nam, nhiều quốc gia châu Á khác cũng đang hòa chung không khí đón Tết Nguyên đán theo lịch âm, chẳng hạn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Bhutan, Campuchia… Tuy phong tục đón Tết của mỗi quốc gia có nhiều nét khác nhau nhưng tựu trung lại vẫn là mong cầu một năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn. 

Tất nhiên, quan niệm rằng món ăn đem lại may mắn đầu năm mới tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, không chỉ riêng các quốc gia châu Á.

Năm mới sắp đến, hãy cùng xem người dân ở các quốc gia châu Á ăn gì để cầu may trong năm mới.

Singapore và Malaysia

Gỏi cá Yu Sheng là một món ăn truyền thống ở Malaysia và Singapore, đặc biệt không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán. 

Những món ăn

Món gỏi này bao gồm cá sống (thường là cá hồi) và các loại rau, gia vị, cùng với nước sốt đặc biệt. Mỗi thành phần trong món Yu Sheng đều mang ý nghĩa riêng, tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng và sức khỏe. 

Trong nghi lễ ăn món này, mọi người cùng nhau trộn gỏi và gắp rồi nâng cao đũa lên để cầu mong may mắn và tài lộc.

Trung Quốc

Sủi cảo là món ăn truyền thống của người Trung Quốc, thường được ăn trong dịp Tết Nguyên Đán. Sủi cảo tượng trưng cho sự sum vầy và hạnh phúc gia đình. 

Những món ăn

Theo quan niệm, việc tụ tập cùng nhau làm và thưởng thức sủi cảo trong dịp Tết có ý nghĩa tăng cường tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, cũng như cầu nguyện cho một năm mới đầy đủ và sung túc.

Hàn Quốc

Canh bánh gạo Tteokguk là một món ăn truyền thống trong ngày Tết âm lịch ở Hàn Quốc. Món canh này được làm từ bánh gạo tteok (gạo nếp) cắt lát và thường được nấu với nước dùng từ thịt bò hoặc gà. 

Những món ăn

Người dân xứ sở kim chi tin rằng ăn Tteokguk vào ngày đầu năm mới sẽ mang lại may mắn. Mọi người quây quần bên nhau thưởng thức món canh này nhằm đánh dấu cột mốc bước sang một tuổi mới. Món ăn cũng tượng trưng cho sự giàu có và đủ đầy, với niềm hy vọng về một năm mới mạnh khỏe và hạnh phúc.

Nhật Bản

Nhật Bản đón Tết Dương lịch như nhiều quốc gia phương Tây nhưng vẫn có những nét riêng về bản sắc văn hóa.

Người Nhật thường ăn quýt vào đầu năm vì quýt là biểu tượng của sự may mắn, sung túc và là một phần của nghi lễ chào đón năm mới ở Nhật Bản. Việc ăn quýt còn liên quan đến ý nghĩa văn hóa và tâm linh, bởi quả quýt có màu vàng mang ý nghĩa thu hút tài lộc và sung túc.

Những món ăn

Ngoài ra, ngày đầu năm, người dân xứ anh đào thường cùng nhau thưởng thức món đặc biệt có tên gọi là Osechi-ryōri.

Osechi-ryōri là một loạt các món ăn truyền thống của Nhật Bản được chuẩn bị để chào đón năm mới. Mỗi món trong Osechi thường được sắp xếp cẩn thận trong những hộp Jubako, có nhiều ngăn riêng, và mỗi món đều mang một ý nghĩa khác nhau:

Những món ăn

Kuromame (đậu đen): Tượng trưng cho sức khỏe và làm việc chăm chỉ. 

Kazunoko (cá hồi kho): Tượng trưng cho sự sinh sản và hậu thuẫn. 

Datemaki (trứng cuộn chả cá): Tượng trưng cho sự học thức và trí tuệ. 

Kamaboko (bánh cá): Tượng trưng cho bình an và hạnh phúc. 

Tai (cá hồng): Tượng trưng cho niềm vui và hạnh phúc.

Osechi-ryōri không chỉ là món ăn ngon mà còn thể hiện mong muốn cho một năm mới an lành và thịnh vượng. Ở mỗi địa phương khác nhau, các thành phần trong hộp Jubako sẽ có những thay đổi nhất định. 

Nguồn: Tổng hợp

Minh Nhật

Hành trang ăn Tết của người trẻ: Laptop cùng 'một rổ deadlines' từ giao thừa tới ngày hoá vàng tiễn các cụ

Hành trang ăn Tết của người trẻ: Laptop cùng 'một rổ deadlines' từ giao thừa tới ngày hoá vàng tiễn các cụ

Với 2 bạn trẻ này, mọi kỳ nghỉ trong năm, bao gồm cả nghỉ Tết, thực chất chỉ là đổi địa điểm làm việc từ công ty về nhà.

Đọc nhiều nhất