Những thông tin chung về luật quyền nuôi con mà các bậc phụ huynh nên biết

Ngoài vấn đề tranh chấp tài sản khi ly hôn thì tranh chấp quyền nuôi con cũng được xem là một vấn đề phát sinh khá phổ biến. Bởi hầu như ai cũng muốn giành quyền nuôi con, muốn chăm sóc con tới khi trưởng thành. Vậy hiện nay pháp luật Việt Nam có quy định như thế nào về luật quyền nuôi con khi ly hôn?

Giới thiệu Luật Quyền nuôi con

Luật quyền nuôi con - child custody laws đề cập đến các quyền cùng trách nhiệm pháp lý mà cha mẹ hay người giám hộ có liên quan tới con cái của họ. Bao gồm việc chăm sóc thể chất, quyền ra quyết định, sức khỏe của trẻ. Khi cha mẹ ly thân hoặc là ly hôn, trong những tình huống cần có sự can thiệp của pháp luật thì việc xác định quyền nuôi con sẽ trở thành một khía cạnh quan trọng.

Hiện nay đang có nhiều loại thỏa thuận quyền nuôi con. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể cũng như lợi ích tốt nhất của trẻ mà ta có:

- Quyền nuôi con đối với nơi đứa trẻ chủ yếu sống, dành thời gian hàng ngày. Có liên quan đến việc xác định cha mẹ hay người giám hộ nào sẽ có đủ nơi cư trú chính của đứa trẻ.

- Quyền giám hộ hợp pháp có liên quan đến cơ quan ra quyết định đến các khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Chẳng hạn như giáo dục, chăm sóc sức khỏe hay tôn giáo, vấn đề quan trọng khác. Nó có thể được trao riêng cho một phụ huynh hay được chia sẻ chung giữa cả hai phụ huynh.

- Quyền nuôi con chung liên quan tới cả cha và mẹ chia sẻ quyền nuôi con về thể chất hoặc hợp pháp đối với đứa trẻ. Sự sắp xếp này cũng đòi hỏi sự giao tiếp, hợp tác hiệu quả giữa cha mẹ nhằm đảm bảo sức khỏe của trẻ.

- Quyền nuôi con duy nhất chính là khi một phụ huynh nhận được quyền nuôi con về mặt thể chất và pháp lý với đứa trẻ. Trong khi phụ huynh còn lại có thể có quyền thăm nom hạn chế hoặc không có quyền giám hộ nào cả.

Việc hiểu về các loại thỏa thuận quyền nuôi con khác nhau cùng các yếu tố được tòa án xem xét chính là điều cần thiết đối với cha mẹ cũng như người giám hộ liên quan tới tranh chấp quyền nuôi con. Bằng cách hiểu rõ ràng về luật nuôi con mà các cá nhân có thể điều hướng quy trình pháp lý tốt nhất. Từ đó đưa ra quyết định sáng suốt để ưu tiên phúc lợi, hạnh phúc của con cái họ.

Những thông tin chung về luật quyền nuôi con mà các bậc phụ huynh nên biết

Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến luật quyền nuôi con

Các quyết định về quyền nuôi con đều phải được đưa ra một cách cẩn thận, ưu tiên sức khỏe của trẻ. Khi xác định các thỏa thuận về quyền nuôi con thì khi đó tòa án sẽ tính đến một số yếu tố chính như:

- Tuổi của trẻ cũng như mối quan hệ giữa cha mẹ.

- Ổn định tài chính nuôi dưỡng, môi trường gia đình.

- Sở thích, mong muốn của trẻ

- Lịch sử bạo lực gia đình hay lạm dụng trẻ.

- Nhu cầu về y tế, cảm xúc của trẻ.

- Tòa án sẽ luôn cố gắng đưa ra những quyết định có lợi nhất cho trẻ. Tính đến tất cả các yếu tố liên quan nhằm đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc của trẻ.

Cha/mẹ có được yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con hay không?

Như đã đề cập trước đó, các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau về vấn đề người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên nếu không thể thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tại khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định rõ, cha mẹ có quyền yêu cầu Tòa án xem xét cũng như thay đổi người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp thấy đối phương không đáp ứng được những điều kiện, khả năng để nuôi dưỡng con.

Những thông tin chung về luật quyền nuôi con mà các bậc phụ huynh nên biết

Cơ quan giải quyết sẽ yêu cầu thay đổi người nuôi con trực tiếp là Tòa án tại nơi một trong hai bên vợ chồng sống, làm việc. Các điều kiện để Tòa án xem xét và đưa ra thay đổi quyền nuôi con bao gồm:

- Thoả thuận của cha mẹ.

- Người đang trực tiếp nuôi con sẽ không còn đáp ứng được các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con.

- Nguyện vọng, ý kiến về người trực tiếp nuôi dưỡng khi con đã đủ 7 tuổi trở lên.

- Với trường hợp cha mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì người giám hộ đóng vai trò là người trực tiếp nuôi con.

Khi nào cha/mẹ sẽ bị hạn chế quyền nuôi dưỡng với con?

Tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, cha/mẹ bị hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng, quản lý tài sản riêng của con. Hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 1-5 năm nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

- Nếu bị kết án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hay danh dự của con. Với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm tới nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con một cách nghiêm trọng.

- Phá hoại tài sản của con.

- Có lối sống đồi trụy.

- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

Luật quyền nuôi con đang ngày càng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu kỹ. Bởi đây là căn cứ để có được quyền nuôi con cũng như bảo vệ con tránh khỏi những tác nhân xấu bên ngoài. Trong trường hợp còn bất kỳ thắc mắc nào muốn được tư vấn thêm thông tin về việc tranh chấp thương mại, khách hàng có thể liên hệ với Công ty luật Lê & Trần được tư vấn hiệu quả nhất.

Minh Thư

Quy định xử lý hành vi cho vay nặng lãi

Quy định xử lý hành vi cho vay nặng lãi

Cho vay nặng lãi ngày càng phổ biến hiện nay gây ra những mối hiểm họa trong xã hội. Do đó, nhà Nước áp dụng các hình phạt nghiêm khắc để ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi trong các giao dịch dân sự. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểm thêm về quy định xử phạt tội cho vay nặng lãi nặng trong giao dịch dân sự.