Nữ họa sỹ Dominique Fung và những trăn trở về chủng tộc trong hội họa

"Tôi nghĩ rất nhiều về cách mà phương Tây đã miêu tả về chúng tôi, hoặc cách họ nhìn thấy chúng tôi, khi tôi đang vẽ" - Dominique nói

Nếu chỉ thoáng nhìn qua, trong những bức tranh của Dominique Fung, hình ảnh người phụ nữ khỏa thân ngả mình bên những chiếc bình sứ có họa tiết mang đậm nét Á Châu, cùng hai sắc màu chủ đạo là xanh da trời xen kẽ với hồng pastel, tạo cảm giác trẻ trung và vui tươi, thực sự đã khiến người xem có cảm giác đôi chút gần giống với các tác phẩm của Jean-Auguste-Dominique Ingres và Jean-Léon Gérôme.

Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ sẽ thấy, giữa những mảng mầu tươi vui đó, lại là những con dao đi lạc hướng, những chiếc dĩa đâm xiên vào trái cây và cả những cái tay, chân bị khuyết… đầy ảo ảnh, phi vật thể.

Bức
Bức "Trái cây kì lạ" của Dominique Fung

Những năm tháng sống tại Brooklyn (Canada) là quãng thời gian khởi đầu cơ bản cho Dominique Fung định hình được phong cách vẽ và tự tin theo đuổi đam mê hội họa. Khi đó, cô đang theo học về những trường phái hội họa của thế kỷ 17, và ngay lập tức, nữ nghệ sĩ trẻ đã bị cuốn hút bởi phong cách nghệ thuật của Hà Lan và Flemish thời bấy giờ.

"Tất cả những hiểu biết của tôi đều bắt đầu từ Canada", Dominique chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Tuy nhiên những quan niệm về nghệ thuật của Dominique đã bắt đầu tách dần khỏi những triết lý nghệ thuật phương Tây, khi mà cô nhận thấy cái cách quản lý mà Bảo tàng Trung Hoa ở Mỹ (MOCA), ở New York hay các tổ chức lớn như Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan…đang làm đối với các tác phẩm nghệ thuật châu Á. Một kiểu trình bày giới thiệu các đồ vật nghệ thuật và đồ tạo tác mà dần dần về sau sẽ cắt đứt chúng khỏi ý nghĩa lịch sử ban đầu của chúng.

Nữ họa sĩ Dominique Fung trong một buổi triển lãm năm 2019
Nữ họa sĩ Dominique Fung trong một buổi triển lãm năm 2019

Giờ đây, Dominique luôn chọn các món cổ vật, những món đồ tạo tác của châu Á là trung tâm trong mỗi tác phẩm nghệ thuật của cô. Trong mỗi tác phẩm, nữ nghệ sĩ trẻ thường ngầm nhắn gửi cả những suy ngẫm của cô về nguồn gốc và chức năng của từng món đồ vật mà cô đã tái hiện.

Những bước thay đổi cả trong phong cách lẫn trong tư duy về nghệ thuật của Dominique có thể thấy khá rõ qua từng sự kiện nghệ thuật mà cô tham gia.

Ví dụ như trong triển lãm gần đây nhất của cô do Phòng trưng bày Nicodim, ở Los Angeles, đứng ra tổ chức với chủ đề "Di tích và tàn dư". Bằng việc sử dụng các tông màu ảm đạm, các tác phẩm được trưng bày đã như một hòn đá phá vỡ đi mọi quan niệm và quy tắc về một  "Chủ nghĩa phương Đông" và Nữ tính châu Á.

Bức
Bức "Một chiếc bình quyến rũ" của Dominique Fung

Hoặc như mùa hè năm ngoái, trong buổi khai mạc show diễn năm 2019 của Dominique Fung tại Phòng trưng bày Ross + Kramer có tựa đề "Wash Your Corners". Tại đây, cô đã đề cập tới những sự hạn chế trong “không gian” sống, mà trong đó cô, là một phụ nữ Canada gốc Hoa, làm sao để an toàn trước những ánh mắt kỳ lạ.

"Ai đó bước vào và giống như, WOW! Cô trông giống như một con búp bê vậy ", Dominique nhớ lại. "Theo nghĩa đen, đó là tất cả những gì về công việc của tôi!"

Và nữ họa sĩ đã mô tả về búp bê bằng sứ thông qua hình ảnh của những chiếc bình, dưới góc nhìn một số phụ nữ Trung Quốc mà cô đã phỏng vấn trước đó.

Ví dụ tác phẩm "Một chiếc bình quyến rũ" (2019) trên, được mô tả  giống một con tàu màu cam nhạt được trang trí bằng trái cây theo phong cách hội họa truyền thống của Trung Quốc. Một vực thẳm góc cạnh, đứng đầu là một quả đào gợi ý, cắt xuyên qua mặt trước của chiếc bình khi những cánh hoa hồng rung rinh xoay quanh tàu.

Tác phẩm này của Dominique khiến người ta nhớ tới cuốn sách về "Trang trí" năm 2018 của Anne Anlin Cheng, trong đó tác giả so sánh "người phụ nữ da vàng" với chiếc bình đời nhà Minh.

Anlin Cheng đã viết: “Cô gái đồng thời tận hiến và mạo phạm như một đối tượng thẩm mỹ vốn có." Anlin Cheng đã sử dụng thuật ngữ “Trang trí" để mô tả hiện tượng trong đó các đồ vật được trang trí công phu như ấm trà, bình hoa và cả những chú chó… bằng gốm, để biểu thị da và thịt màu vàng.

Trong khi đó, "Chủ nghĩa phương Đông" của Edward Said lại nói lên quan niệm của phương Tây về phương Đông là vĩnh viễn thấp kém và kỳ lạ. Như vậy thì phải chăng theo chủ nghĩa trang trí của Anlin Cheng nói riêng về khuôn khổ nữ quyền cho phụ nữ châu Á cũng có nghĩa là Phụ nữ Mỹ gốc Á và xác thịt của họ đã trở thành vật trang trí cho phương Tây?

 
 "Thời kỳ nào?" với chiếc bình sứ trang trí với 2 bầu ngực của người phụ nữ

Thông thường, chủ nghĩa trang trí và đối tượng hóa luôn hội tụ trong các tác phẩm của Dominique. Như trong tác phẩm "Ultra-Realism" (2019) chẳng hạn, chân và ngực bị cắt đứt treo lơ lửng như xác trong một nhà máy chế biến thịt. Tuy nhiên, các mảnh cơ thể được lý tưởng hóa, không có lông và không bị biến dạng bởi các nếp nhăn, mỡ hoặc vết rạn da.

 Chủ nghĩa siêu thực- 
 Chủ nghĩa siêu thực- "Ultra-Realism"

Ở phía trước của bức tranh, một tấm thảm màu vàng thu hút sự chú ý của chúng ta vào một cây sào, trên đó là một con mắt to, quá khổ nhìn ra. Không rõ liệu mắt, với cái nhìn toàn diện của nó, đã khiến những người phụ nữ này thành các bộ phận cơ thể rời rạc, hay là trước con mắt quan sát, chúng ta đã trở nên mất trí và vô tri, không khác gì những mô hình trực quan mà thôi?

"Thông thường, là một người Mỹ gốc Á, tôi cảm thấy mọi người ở đây không nhìn chúng tôi một cách trọn vẹn, như một người đầy đủ với những câu chuyện phức tạp", Dominique nói.

"Tôi nghĩ rất nhiều về cách mà phương Tây đã miêu tả về chúng tôi, hoặc cách họ nhìn thấy chúng tôi, khi tôi đang vẽ."

Bên dưới giá treo thịt trong "Chủ nghĩa siêu thực", đĩa và bình sứ được trưng bày gọn gàng, hình dung sự gần gũi của cơ thể phụ nữ Trung Quốc với Trung Quốc, cả vật liệu và đất nước. Trong bức tranh này, Fung đồng thời giải quyết không gian giữa xác thịt và hàng hóa, cùng hậu quả thảm khốc của sự phi nhân tính đó.

Dominique Fung bắt đầu đưa cổ vật Trung Quốc vào tác phẩm của mình sau khi chuyển đến Mỹ năm 2016 và nhận thấy nghệ thuật châu Á bị tách ra và loại bỏ khỏi lịch sử của nó ở trong một số bảo tàng ở New York.

"Increased Exposure" (tạm dịch "Tăng độ phơi sáng") (2020)

"Nó khiến tôi đặt câu hỏi về vị trí của mình trên thế giới này và tôi cảm thấy thế nào về sự tách biệt dần khỏi nguồn gốc của mình" ,Dominique giải thích.

"Through the Looking Glass" - "Tìm kiếm qua kính" (2020)

"Những câu hỏi đó đã khiến tôi vẽ những vật thể này, nghĩ về chúng như nhân chứng cho lịch sử tổ tiên của tôi. Đó là những gì chúng đã thấy, chúng đã đi qua đại dương như thế nào, chúng bị đánh cắp hay mua lại, và cả chúng có giá trị cao hay không có giá trị gì.”, nữ họa sĩ cho biết thêm.

"Force an Exit when Frozen in Time"- "Giải thoát khi bị đóng băng" (tạm dịch) (2019)

Trong các tác phẩm trước của mình, Dominique Fung đã tranh luận về trải nghiệm cảm giác bị mắc kẹt, và phân tích trong các kỳ vọng chủng tộc, thì nay tác động của cái nhìn méo mó của người quan sát có hình thức rõ ràng hơn trong tác phẩm "Ở nhà" (2020).

Tác phẩm
Tác phẩm "Ở nhà"

Khi người phụ nữ ngó vào bể cá hình trụ, tác phẩm đã phát triển thêm các tính năng bổ sung như thêm một mắt, mũi và miệng, đầy siêu thực và quái dị khác xa với hình ảnh con người.

"Khi chúng ta nói về người Mỹ gốc Á, có một loại mạng che mặt này", Dominique nói. "Tôi luôn cảm thấy như chúng ta bị nhìn và nhìn qua ống kính này, nơi chúng ta không thực sự được nhìn thấy họ."

Và, nếu như Anlin Cheng đã bắt đầu "trang trí" với câu hỏi: "Có chỗ nào trong lịch sử phi nhân hóa của chủng tộc để nói về một nhân vật mà sự sống sót của họ được bảo đảm thông qua việc nghiền nát đối tượng không?"

Thì, Dominique Fung đã đáp lại bằng một ngôn ngữ hình ảnh trang trí đậm chất của riêng mình vậy đó.

Vân Phong (theo CNN)

Nữ họa sĩ gốc Việt bị kỳ thị vì 'người châu Á bị xem là mang virus'

Nữ họa sĩ gốc Việt bị kỳ thị vì "người châu Á bị xem là mang virus"

Người này sau đó đã lên tiếng xin lỗi và thừa nhận cũng không tham gia vào buổi triển lãm sẽ được tổ chức ở London vào tuần sau.