Nữ nhân viên bị sát hại trong toilet công cộng, phụ nữ Hàn Quốc sợ hãi mua dụng cụ tự vệ

Nhiều phụ nữ đổ xô đi mua các dụng cụ tự vệ để mang theo khi ra khỏi nhà như bình xịt hơi cay, súng bắn điện cầm tay.

Ngày 14/9, một nữ nhân viên của tàu điện ngầm ga Sindang, Seoul (Hàn Quốc) bị đâm gục khi đang tuần tra trong nhà vệ sinh nữ. Thủ phạm là đồng nghiệp của cô từng bị cô kiện vì quay lén và theo dõi cô, đang chờ phán quyết từ tòa án. 

Cái chết của nữ nhân viên này đã khiến dư luận Hàn Quốc bức xúc. Hầu hết phụ nữ nước này bày tỏ rằng họ thất vọng khi không được bảo vệ, lo lắng vì không còn cảm thấy an toàn khi đến các nhà vệ sinh công cộng. Bên cạnh đó họ đổ xô đi mua các dụng cụ tự vệ để mang theo khi ra khỏi nhà như bình xịt hơi cay, súng bắn điện cầm tay. Có người đã kích hoạt chức năng SOS khẩn cấp trên đồng hồ thông minh của mình, chức năng này tự động cho phép người dùng gọi một số liên lạc khẩn cấp chỉ bằng một lần nhấn nút.

Người dân Hàn Quốc bày tỏ sự thương tiếc nạn nhân ở ga Sindang, Seoul.
Người dân Hàn Quốc bày tỏ sự thương tiếc nạn nhân ở ga Sindang, Seoul.

Các món đồ như bình xịt hơi cay, dùi cui, còi báo động khẩn cấp, tay đấm thép, súng bắn điện cầm tay được bán sẵn với giá từ 7.000 đến 30.000 won trên mạng.

Chủ một trang web chuyên bán dụng cụ tự vệ cho biết, kể từ vụ giết người ở ga tàu điện ngầm, doanh số bán hàng của công ty đã tăng gần gấp đôi. Đặc biệt tỷ lệ giới tính khách hàng mua các sản phẩm trên trang web gần ở mức 50:50, nhiều nam giới cũng mua công cụ tự vệ tặng các thành viên nữ trong gia đình hoặc bạn gái.

Theo thống kê của cảnh sát nước này, hơn 30.000 trường hợp quay lén tại nhà vệ sinh công sộng đã được báo cáo trên toàn quốc kể từ năm 2013.

Năm 2016 - 2017, hơn 5.000 chuông khẩn cấp được lắp đặt trong khoảng 1.100 nhà vệ sinh công cộng tại Seoul, đặc biệt là phòng vệ sinh nữ, để ngăn chặn các vụ tấn công tình dục.

Năm 2018, thành phố Seoul tiến hành kế hoạch truy quét camera ẩn trong 20.554 phòng vệ sinh công cộng với nỗ lực giảm số lượng tội phạm quay lén.

Dù vậy, nhiều người cho rằng các biện pháp nêu trên là chưa đủ khi hình phạt dành cho tội phạm không đủ sức răn đe.

Thanh Mai

Tỷ phú Gautam Adani: 'Trung Quốc có nguy cơ bị 'cô lập' với phần còn lại của thế giới'

Tỷ phú Gautam Adani: 'Trung Quốc có nguy cơ bị 'cô lập' với phần còn lại của thế giới'

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani cho biết, Trung Quốc có thể ngày càng bị cô lập với phần còn lại của thế giới và rủi ro tín dụng, nhà ở đang gia tăng tương tự như những rủi ro mà Nhật Bản phải đối mặt trong cái gọi là “thập kỷ mất mát” do lạm phát đình trệ vào những năm 1990.