Con gái làm phi công, tại sao không?
Theo Thùy Khanh khi còn là sinh viên trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, cô đã trải qua rất nhiều công việc làm thêm cả đúng ngành và trái ngành. Nhưng sau khi lấy được tấm bằng Kiến trúc, Thùy Khanh cảm thấy mất hứng thú với công việc hành chính ngày làm 8 tiếng thậm chí mang việc về nhà, chạy deadline mỗi ngày... Chính vì vậy Thùy Khanh thay đổi theo đuổi nghề mà mình yêu thích.
Phi công là nghề mà Thùy Khanh mơ ước từ nhỏ, muốn được chinh phục bầu trời và đi khám phá nhiều nước trên thế giới nhưng định kiến về nghề phi công chỉ giành cho nam giới đã ngăn cản Thùy Khanh thực hiện ước mơ. Cô đã chia sẻ điều này với mẹ và được mẹ ủng hộ đi thi thử, vì mẹ cũng làm trong ngành hàng không.
Với lời động viên từ mẹ, Thùy Khanh đã thi thử vào Trường Phi công Bay Việt (Trường đào tạo phi công đầu tiên của Việt Nam, thuộc Công ty Cổ phần Đào tạo Bay Việt, là công ty con của Vietnam Airlines). Nhưng kết quả khiến mẹ cô bất ngờ là trải qua rất nhiều bài kiểm tra sức khỏe có phần hơi khắc khe Thùy Khanh bất ngờ trúng tuyển ngành học phi công.
Thùy Khanh cho biết để có được tờ giấy trúng tuyển, cô đã vượt qua 13 vòng kiểm tra sức khỏe: Kiểm tra mù màu, tâm lý thần kinh, chức năng tiền đình,…mới có hi vọng tham dự các vòng thi tiếp theo.
Trong đó có lẽ khó nhất là phần thi quay kiểm tra tiền đình "Tôi ngồi lên chiếc máy được gắn với trục quay và bảng điều khiển có dây bảo hiểm quấn quanh người và quay với gia tốc mạnh khoảng hơn 5 phút, cảm giác vô cùng chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn...nhưng tôi đã vượt qua được" Thùy Khanh chia sẻ.
Theo Thùy Khanh, một phần kiểm tra cũng không kém phần kịch tính là khám tâm lý thần kinh, ứng viên sẽ được kiểm tra khả năng nhớ bằng cách nhìn 1 bảng gồm 12 chữ số, sau 30s phải ghi lại càng nhiều càng tốt nhưng chỉ được phép 12 số. Ngoài ra còn các phần thi khác như kiểm tra kỹ năng không gian, xác định phương hướng.
Theo Thùy Khanh là do phải tiếp xúc với hệ thống máy móc phức tạp trong khoang lái hay việc phải quan sát mọi vật xung quanh một cách linh hoạt nên phi công phải có khả năng quan sát nhạy bén và thị lực tốt tuyệt đối. Các ứng viên được đo thị lực nhìn xa, kiểm tra mù màu. "Cận thị có thể làm được phi công nhưng nếu mù màu chắc chắn bạn sẽ rớt" Thùy Khanh cho biết.
Ngoài ra, Thùy Khanh kể còn có phần kiểm tra thể lực ở phòng giảm áp. Bác sĩ phụ trách điều chỉnh giảm áp suất, lượng oxy giảm phù hợp. Mỗi mức độ giảm tương ứng với độ cao khi bay trên không. Đến một độ cao nhất định, ứng viên sẽ ngồi trong phòng giảm áp 30 phút trước khi kết thúc bài kiểm tra.
Tuy nhiên theo Cơ phó Thùy Khanh theo học ngành phi công ngoài việc khắc khe về sức khỏe, học tập gian nan với nhiều bài thực hành "rụng tim" nhưng vấn đề học phí là điều khó khăn nhất. Vì phi công là ngành có học phí đắt đỏ nhất; để trở thành phi công mỗi học viên sẽ tốn ít nhất khoảng 200.000 USD (gần 4,6 tỷ đồng). Nhưng tôi may mắn được ông ngoại và cậu mợ động viên, hỗ trợ một phần học phí.
Nữ phi công kiêm Youtuber
Sau nhiều năm học tập trong điều kiện khắc nghiệt Thùy Khanh hiện là cơ phó huấn luyện của hãng Pacific Airlines với kinh nghiệm 500 giờ bay đã chuyển hạng máy bay Airbus A320.
Thùy Khanh chia sẻ trong quá trình trở thành phi công, Thùy Khanh đã phải du học tại hai nước là Mỹ và Singapore để hoàn thành tất cả các khóa huấn luyện bay thực tế với máy bay thật để biết về chiếc máy bay và có thêm kinh nghiệm giờ bay.
Theo Thùy Khanh huấn luyện bay thương mại sẽ ít khắc nghiệt hơn so với huấn luyện bay quân sự nhưng cũng không ít gian nan.
"Có khi đang bay giữa chừng thì động cơ đột ngột tắt. Nếu không bình tĩnh và lý trí thì khó mà lái máy bay trở về an toàn. Và những bài tập này tôi thường xuyên trải qua để trở thành phi công"
Theo Thùy Khanh, làm phi công có thể phải đi xa nhà vài ngày, hoặc lâu hơn nhưng nó không vất vả như nhiều người vẫn nghĩ.
Thùy Khanh cho biết "Tuy nghề phi công thường bay xa, có khi đi sớm về khuya nhưng thời gian ở nhà vẫn nhiều hơn những người đi làm công việc văn phòng ngày 8 tiếng. Vì một tháng bay khoảng 60-70 giờ còn mọi người ngày làm 8 tiếng thì mỗi tháng mất hơn 160 giờ nên nghề phi công vẫn rất nhàn và nhiều thời gian rãnh hơn"
Nếu nói điều gì trở ngại của nghề phi công đối với phụ nữ giới chỉ có thể là mang thai vì ngay khi mang thai là phải nghỉ làm ngay cho đến khi sinh con. Nên thời gian nghỉ thai sản rất lâu.
Ngoài việc là nữ phi công, Thùy Khanh còn là một nữ youtuber của kênh YouTube "from Khanh" với hơn 62 nghìn người đăng ký.
Chia sẻ về cơ duyên trở thành youtuber, Thùy Khanh cho biết chỉ muốn quay lại việc học của mình chia sẻ hành trình trở thành phi công để các bạn trẻ mạnh dạng vượt qua rào cản giới tính, tài chính theo đuổi ước mơ.
"From Khanh là kênh mình chia sẻ nguồn thông tin với mọi người về nghề vì ngành hàng không đặc biệt nghề phi công rất ít thông tin. Thông qua kênh youtube có thể kết nối và trả lời tất tần tật những vướng mắc về chương trình học, quá trình đào tạo, cơ hội việc làm ngành phi công…" Thùy Khanh chia sẻ.
Ít ai biết những clip với lượt theo dõi khá cao đều do Khanh tự mình quay, dựng, tự tạo xu hướng, nội dung và làm đồ họa cho từng video của mình. Thùy Khanh cho biết nhờ học Kiến trúc nên tận dụng được kiến thức và kỹ năng về thiết kế và dựng đồ họa.
Mạch Thị Thùy Khanh là đại diện cho thế hệ trẻ năng động, dám bức phá để chinh phục ước mơ.