Ngày 1/5, Jacky Hunt-Broersma nữ vận động viên chạy bền cụt một chân tới từ Arizona (Mỹ) đã hoàn thành cự ly marathon 42.195 km trong 104 ngày liên tiếp. Ảnh: bbc.com |
Không chỉ hoàn thành thử thách chạy, Jacky còn gây quỹ từ thiện gần 200.000 USD giúp cung cấp chân giả cho những người khuyết tật khác, vượt xa dự định 10.000 USD ban đầu.
Từ một phụ nữ bình thường trở thành người khuyết tật
Jacky Hunt-Broersma sinh ra và lớn lên ở Nam Phi. Cô từng sống ở Anh và Hà Lan trước khi chuyển đến Mỹ. Năm 2001 quá trình trị liệu căn bệnh ung thư đã khiến Jacky – một người phụ nữ bình thường bị mất một chân. Khi ấy, Jacky 26 tuổi, điều này đã khiến cô vô cùng tự ti.
“Tôi từng cảm thấy xấu hổ về bản thân, tôi không muốn làm người cụt chân. Tôi không muốn bị mọi người nhìn bằng ánh mắt khác”, Jacky chia sẻ.
“Sau khi tôi phẫu thuật cắt bỏ chân, mọi việc đều bị hạn chế và mọi người luôn bảo tôi không thể làm điều này điều kia. Cho tới khi tôi gắn chân chạy, tôi mới thấy tự do. Cảm giác như đang bay và tôi có thể làm được điều mà trước đây nghĩ bản thân không thể”, cô kể lại.
Năm 2016, hơn 15 năm sau sự cố mất một chân, Jacky bắt đầu tập luyện chạy bộ và dần trở nên tự tin hơn vào sức chạy bền của chính mình.
Cô nhanh chóng tiến bộ từ chạy các cuộc đua 5 km sang chạy siêu việt dã.
Năm 2019, Jacky Hunt-Broersma trở thành người cụt chân đầu tiên tham gia cuộc đua TransRockies Mountain Stage Race ở Colorado.
Năm 2020, cô dự định tham gia một cuộc đua trực tiếp tại Umstead 100, tuy nhiên cuộc thi bị hủy do COVID-19. Do đó cô đã thực hiện việc chạy 100 dặm trên máy chạy bộ và trở thành người cụt chân đầu tiên chạy 100 dặm trên máy chạy bộ trong 23 giờ 38 phút.
Ngày 17/1/2022, Jacky Hunt-Broersma chụp ảnh lưu niệm sau khi hoàn thành chặng đầu tiên trong hành trình thử thách hơn 100 ngày chạy marathon liên tiếp. Ảnh: accuweather.com |
"Việc chạy đã tiếp thêm tự tin cho tôi và tôi có thể là chính mình”
Những ngày đầu tập luyện, Jacky đã từng muốn bỏ cuộc. Rất nhiều câu hỏi, nghi ngờ, lo lắng luôn xuất hiện trong đầu cô “Liệu mình có chịu được cơn đau do vận động nặng không? Chiếc chân giả có chống đỡ nổi việc chạy không?”.
Trao đổi với CNN, Jacky cho biết ““Tôi không có thói quen chạy bộ trước khi mất một bên chân. Tôi từng nghĩ vận động viên chạy là những người mất trí, nhưng dần dần việc này trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống của tôi”.
Chia sẻ về những cảm xúc, những khó khăn trong hành trình 104 ngày chạy liên tiếp, Jacky cho biết điều khó khăn nhất đối với cô là kiếm được động lực kéo bản thân ra khỏi nhà và chạy quãng đường marathon mỗi ngày.
"Có những hôm tôi làm cho xong, cố gắng kiên trì đặt từng bước chân, cũng có những ngày tôi cảm thấy thật sảng khoái như đang bay trên mây vậy”, cô nói.
Phần lớn hành trình marathon diễn ra quanh khu nhà cô ở Gilbert (bang Arizona). Có những ngày cô chỉ tập trên máy chạy trong nhà. Khi chạm đến mốc 50 ngày, trong đầu Jacky đã từng xuất hiện suy nghĩ bỏ cuộc.
“Thật kỳ lạ vì cơ thể tôi vẫn khỏe mạnh, dù đau nhức một số chỗ nhưng không có chấn thương nào, chỉ là tâm trí tôi quá mệt mỏi để tiếp tục. Tôi phải đấu tranh với cảm xúc này và tự nhủ rằng mình vẫn làm được, mình có thể tiếp tục kiên trì, và sau khi vượt qua suy nghĩ đó, tôi trở lại theo đuổi mục tiêu”.
Trong thời gian thử thách, có những ngày cô muốn dành thời gian chăm sóc con cái nên định chia nhỏ quãng đường chạy thành thành hai buổi. Nhưng khi có người hỏi rằng việc chia đôi quãng đường chạy có hợp lệ với thử thách hay không, Jacky đã nỗ lực thực hiện một lần chạy hoàn chỉnh vào tối hôm đó, hoàn thành chỉ 5 phút trước nửa đêm.
“Tôi không muốn đạt mốc đề ra mà bị ai đó chỉ ra rằng có một ngày không đạt tiêu chuẩn. Tôi sẽ cảm thấy bị xúc phạm” – cô chia sẻ.
Đặc sắc nhất là ngày chạy thứ 92 Jacky đã ghi danh tham gia giải Boston Marathon.
Sau khi hoàn thành lần chạy marathon thứ 104, phá vỡ kỷ lục 95 ngày của người đồng hương Alyssa Clark (xác lập năm 2020). Đây là kỳ tích được tạo ra bằng sự kiên trì và nỗ lực vượt bậc. Hiện tại, Jacky đã đăng ký thành tích với Hội đồng Guinness Thế giới và đang trong quá trình đợi kết quả sau khi gửi các hình ảnh chứng minh hành trình.
Giờ đây Jacky cũng đang tích cực chuẩn bị cho cuộc thi Leadville 100 tại Colorado diễn ra vào tháng 8 (giải chạy kéo dài hơn 160 km, còn được biết đến với cái tên “Giải chạy giữa bầu trời”), và cuộc đua gần 390 km xuyên địa hình sa mạc, đất đá và núi cao tại Utah vào tháng 10.
Không chỉ hoàn thành thử thách chạy, Jacky còn gây quỹ từ thiện gần 200.000 USD giúp cung cấp chân giả cho những người khuyết tật khác, vượt xa dự định 10.000 USD ban đầu.
Từ một phụ nữ bình thường trở thành người khuyết tật
Jacky Hunt-Broersma sinh ra và lớn lên ở Nam Phi. Cô từng sống ở Anh và Hà Lan trước khi chuyển đến Mỹ. Năm 2001 quá trình trị liệu căn bệnh ung thư đã khiến Jacky – một người phụ nữ bình thường bị mất một chân. Khi ấy, Jacky 26 tuổi, điều này đã khiến cô vô cùng tự ti.
“Tôi từng cảm thấy xấu hổ về bản thân, tôi không muốn làm người cụt chân. Tôi không muốn bị mọi người nhìn bằng ánh mắt khác”, Jacky chia sẻ.
“Sau khi tôi phẫu thuật cắt bỏ chân, mọi việc đều bị hạn chế và mọi người luôn bảo tôi không thể làm điều này điều kia. Cho tới khi tôi gắn chân chạy, tôi mới thấy tự do. Cảm giác như đang bay và tôi có thể làm được điều mà trước đây nghĩ bản thân không thể”, cô kể lại
Năm 2016, hơn 15 năm sau sự cố mất một chân, Jacky bắt đầu tập luyện chạy bộ và dần trở nên tự tin hơn vào sức chạy bền của chính mình.
Cô nhanh chóng tiến bộ từ chạy các cuộc đua 5 km sang chạy siêu việt dã.
Năm 2019, Jacky Hunt-Broersma trở thành người cụt chân đầu tiên tham gia cuộc đua TransRockies Mountain Stage Race ở Colorado.
Năm 2020, cô dự định tham gia một cuộc đua trực tiếp tại Umstead 100, tuy nhiên cuộc thi bị hủy do COVID-19. Do đó cô đã thực hiện việc chạy 100 dặm trên máy chạy bộ và trở thành người cụt chân đầu tiên chạy 100 dặm trên máy chạy bộ trong 23 giờ 38 phút.
“Việc chạy đã tiếp thêm tự tin cho tôi và tôi có thể là chính mình”
Những ngày đầu tập luyện, Jacky đã từng muốn bỏ cuộc. Rất nhiều câu hỏi, nghi ngờ, lo lắng luôn xuất hiện trong đầu cô “Liệu mình có chịu được cơn đau do vận động nặng không? Chiếc chân giả có chống đỡ nổi việc chạy không?”.
Trao đổi với CNN, Jacky cho biết ““Tôi không có thói quen chạy bộ trước khi mất một bên chân. Tôi từng nghĩ vận động viên chạy là những người mất trí, nhưng dần dần việc này trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống của tôi”.
Chia sẻ về những cảm xúc, những khó khăn trong hành trình 104 ngày chạy liên tiếp, Jacky cho biết điều khó khăn nhất đối với cô là kiếm được động lực kéo bản thân ra khỏi nhà và chạy quãng đường marathon mỗi ngày.
"Có những hôm tôi làm cho xong, cố gắng kiên trì đặt từng bước chân, cũng có những ngày tôi cảm thấy thật sảng khoái như đang bay trên mây vậy”, cô nói.
Phần lớn hành trình marathon diễn ra quanh khu nhà cô ở Gilbert (bang Arizona). Có những ngày cô chỉ tập trên máy chạy trong nhà. Khi chạm đến mốc 50 ngày, trong đầu Jacky đã từng xuất hiện suy nghĩ bỏ cuộc.
“Thật kỳ lạ vì cơ thể tôi vẫn khỏe mạnh, dù đau nhức một số chỗ nhưng không có chấn thương nào, chỉ là tâm trí tôi quá mệt mỏi để tiếp tục. Tôi phải đấu tranh với cảm xúc này và tự nhủ rằng mình vẫn làm được, mình có thể tiếp tục kiên trì, và sau khi vượt qua suy nghĩ đó, tôi trở lại theo đuổi mục tiêu”.
Trong thời gian thử thách, có những ngày cô muốn dành thời gian chăm sóc con cái nên định chia nhỏ quãng đường chạy thành thành hai buổi. Nhưng khi có người hỏi rằng việc chia đôi quãng đường chạy có hợp lệ với thử thách hay không, Jacky đã nỗ lực thực hiện một lần chạy hoàn chỉnh vào tối hôm đó, hoàn thành chỉ 5 phút trước nửa đêm.
“Tôi không muốn đạt mốc đề ra mà bị ai đó chỉ ra rằng có một ngày không đạt tiêu chuẩn. Tôi sẽ cảm thấy bị xúc phạm” – cô chia sẻ.
Đặc sắc nhất là ngày chạy thứ 92 Jacky đã ghi danh tham gia giải Boston Marathon.
Jacky Hunt-Broersma chia sẻ: “Chạy bộ đã mang lại cho tôi lòng can đảm, sức mạnh, tình bạn, sự trưởng thành và tự tin là chính mình.”. Ảnh: sports360az.com |
Sau khi hoàn thành lần chạy marathon thứ 104, phá vỡ kỷ lục 95 ngày của người đồng hương Alyssa Clark (xác lập năm 2020). Đây là kỳ tích được tạo ra bằng sự kiên trì và nỗ lực vượt bậc. Hiện tại, Jacky đã đăng ký thành tích với Hội đồng Guinness Thế giới và đang trong quá trình đợi kết quả sau khi gửi các hình ảnh chứng minh hành trình.
Giờ đây Jacky cũng đang tích cực chuẩn bị cho cuộc thi Leadville 100 tại Colorado diễn ra vào tháng 8 (giải chạy kéo dài hơn 160 km, còn được biết đến với cái tên “Giải chạy giữa bầu trời”), và cuộc đua gần 390 km xuyên địa hình sa mạc, đất đá và núi cao tại Utah vào tháng 10.
Hơn 200 phóng viên, nhà báo tham gia giải chạy Press Running Marathon - Hà Nội 2022
Sáng ngày 5/6, tại Công viên Thống nhất (Hà Nội) diễn ra giải chạy bộ dành cho giới báo chí, truyền thông trong đó có hơn 200 nhà báo tham dự.