Ông Từ Tiến Phát làm Tổng giám đốc ACB

KKR nằm trong nhóm cổ đông vừa mua khoảng 6% cổ phần Vinhomes với giá 650 triệu USD. Công ty quản lý quỹ đầu tư hàng đầu ở Mỹ đang hứng thú với lĩnh vực bất động sản sau gần 10 năm hoạt động kín tiếng tại Việt Nam.

Ông Từ Tiến Phát (sinh năm 1974) có quá trình làm việc hơn 25 năm, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng và đạt nhiều thành tựu trong công việc tại ACB.

Từ năm 2015 đến nay, ông giữ chức Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân tại ACB. Ông là thành viên đại diện cổ đông của ACB tham gia vào quản trị DaiABank.

Ông Phát có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng từ năm 1996.

tgd-acb-1.jpg
Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc mới của ngân hàng ACB. 

Trên cương vị mới, ông Phát khẳng định: “ACB sẽ tiếp tục kiên định thực hiện chiến lược kinh doanh đề ra, hướng đến hoàn thành 5 mục tiêu: Ngân hàng có trải nghiệm khách hàng tốt nhất, khẳng định vị thế hàng đầu của ACB trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, phát triển mô hình kinh doanh năng động và hiệu quả, thu hút và phát triển nhân tài tạo nguồn nội lực mạnh, khẳng định vị thế về chuyển đổi số. Chỉ có như vậy, ACB mới tiếp tục tiến lên và làm chủ được các xu hướng vận động, phát triển liên tục của ngành ngân hàng trong kỷ nguyên số”.

Về tình hình kinh doanh của ACB, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) dự báo, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ ACB năm 2022 đạt 11.700 tỷ đồng trước thuế, tăng 25% so với năm 202; ROE 2022 kỳ vọng ở mức 23%, cao hơn so với ROE trung vị ngành là 20%; tăng trưởng tín dụng dự báo ở mức 15%.

Mục tiêu lợi nhuận ACB đưa ra cho năm 2021 mức 10.602 tỷ đồng lãi trước thuế và Ngân hàng đã thực hiện được 85% chỉ tiêu sau 9 tháng khi đạt 8.968 tỷ đồng.

Thu nhập phí của ACB được kỳ vọng đạt 3.400 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 27% so với năm 2021, trong đó doanh thu từ bancassurance và khoản phí trả trước (được phân bổ trong vòng 15 năm và bắt đầu từ năm 2021) sẽ là động lực chính giúp thúc đẩy thu nhập phí của ACB trong 2022 và những năm sau.

Trước đó, lãnh đạo ACB cho biết, khoản phí trả trước cho hợp đồng này là 370 triệu USD (tương đương khoảng 8.500 tỷ đồng) và được chi trả toàn bộ bằng tiền mặt cùng các khoản thanh toán khác trong suốt quá trình hợp tác.

Giai đoạn 2021-2022, YSVN dự báo lợi nhuận của ACB sẽ tăng trưởng tốc độ kép lên đến 20,8%/năm với lực đẩy mạnh mẽ từ việc ghi nhận dần số tiền trả trước từ thương vụ bancassurance độc quyền.

YSVN đưa ra giả định, ACB sẽ ghi nhận 1.700 tỷ đồng/năm phí trả trước trong giai đoạn này, theo đó, thu nhập ngoài lãi của ACB sẽ tăng 28,4% lên 5.893 tỷ đồng năm 2021 và tăng 16,6% lên 6.559 tỷ đồng năm 2022.

Do đó, đóng góp từ thu nhập ngoài lãi sẽ tăng lên mức 27,5% tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021-2022. Cùng với sự ổn định về tỷ lệ chi phí hoạt động, chi phí tín dụng (tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1%) và tín dụng khả quan, ACB ước ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2021 ở mức 10.838 tỷ đồng (tăng 21%) và năm 2022 là 13.894 tỷ đồng (tăng 20,5%).

HẢI MY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương