Lỡ hẹn với ngày xanh đang là bộ phim "chiếm sóng" giờ vàng VTV 1. Đây là bộ phim đánh dấu màn "debut" của hiện tượng mạng một thời Lê Bống. Dù nhận được sự kỳ vọng của khán giả về một bộ phim mang màu sắc tươi trẻ, rời xa những drama ngộp thở, nhưng bộ phim đã vấp phải nhiều tranh cãi dù mới chỉ mấy tập đầu.
Cụ thể là vào tập 5, nhiều khán giả chỉ ra nhân vật Duyên (do Lê Bống thủ vai) - một Kiến trúc sư mới vào nghề, đã có những phát ngôn gây lan truyền thông tin sai lệch về lĩnh vực kiến trúc. Cụ thể nhiều khán giả chỉ ra, cách mà nhân vật Duyên nói về một thiết kế chứa đựng nhiều điểm vô lý. Cô đã chê một thiết kế là "vừa có gu lại vừa không có gu, thiếu đi một sự lựa chọn dứt khoát", mà "gu" không phải một khái niệm có ý nghĩa trong ngành này. Thay vào đó, khi đánh giá về một công trình thì điều một kỹ sư cần quan tâm là phong cách, tỷ lệ, ngôn ngữ thiết kế hoặc mối liên năng và hình thức.
Chưa hết, cảnh nhân vật Duyên từ chối nhận tiền ứng trước của khách hàng cũng khiến nhiều người khó hiểu vì nếu làm như thế ngoài đời thực có thể dẫn đến trường hợp khách lấy mất bản thiết kế của kiến trúc sư.
Phân cảnh nhân vật Duyên của Lê Bống trong tập 5 phim Lỡ Hẹn Với Ngày Xanh được cho là thiếu thực tế và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản |
Gác lại tranh cãi sang một bên, việc phim Lỡ hẹn với ngày xanh khắc họa chân dung của một kiến trúc sư cũng khiến nhiều bạn trẻ có đam mê theo đuổi ngành này có thêm động lực. Như chúng ta đã biết, kiến trúc sư là một nhân tố quan trọng để có thể tạo nên những công trình, nội thất, nhà cửa,… Song để trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp thì không phải là điều dễ dàng. Nếu bạn có niềm đam mê trong ngành này, thì những yếu tố để trở thành kiến trúc sư chuyên nghiệp sau đây bắt buộc bạn cần phải có.
Những yếu tố để trở thành kiến trúc sư?
Trở thành một kiến trúc sư không chỉ đòi hỏi bạn phải thành thạo các kiến thức chuyên môn về toán, lý và nguyên tắc thiết kế, mà còn cần sự sáng tạo, tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề.
Để thúc đẩy khả năng sáng tạo, không gì tốt hơn bằng việc bạn tự mình tiếp xúc và trải nghiệm công việc thực tế. Kiến trúc sư cần liên tục cập nhật kiến thức qua các xu hướng thiết kế mới, đồng thời dấn thân vào các dự án đa dạng để tích lũy kinh nghiệm thực chiến. Ngoài việc theo dõi các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới, đến các triển lãm nghệ thuật, hay thậm chí là du lịch khám phá các nền văn hóa khác nhau cũng sẽ là nguồn cảm hứng vô tận cho tư duy thiết kế.
Kiến trúc sư cần phải không ngừng học hỏi, từ các khóa học chính quy đến những buổi hội thảo chuyên ngành. Việc chủ động theo đuổi chứng chỉ chuyên môn và tham gia các tổ chức nghề nghiệp không chỉ mang lại kiến thức mà còn tạo cơ hội kết nối với cộng đồng kiến trúc sư toàn cầu.
Ảnh minh họa |
Nâng cao tư duy phản biện cũng là yếu tố không kém phần quan trọng nếu muốn trở thành một Kiến trúc sư giỏi. Điều này đòi hỏi Kiến trúc sư phải luôn tự vấn và đặt câu hỏi cho chính các giải pháp thiết kế của mình. Phương pháp thảo luận nhóm và phản hồi từ đồng nghiệp sẽ giúp mở rộng góc nhìn và thách thức những giả định hiện có. Thực hành việc phân tích các công trình từ quá khứ, hiểu rõ nguyên nhân thành công hay thất bại của chúng, cũng là một cách trau dồi khả năng của bản thân không thể bỏ qua.
Bên cạnh đó, việc tích hợp công nghệ vào quá trình học tập và làm việc cũng giúp tối ưu hóa khả năng sáng tạo và tư duy phản biện. Sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên nghiệp, thực hiện mô hình hoá thông tin kiến trúc, hay tìm hiểu về vật liệu mới và phương pháp xây dựng tiên tiến sẽ mở ra những khả năng thiết kế độc đáo.
Cuối cùng, tinh thần ham học hỏi, không ngại thử thách, và luôn sẵn lòng tiếp thu là những phẩm chất giúp các kiến trúc sư trở nên nổi bật trong ngành nghề đầy cạnh tranh này.
Những trường đào tạo Kiến trúc sư tại Việt Nam
Một số trường đào tạo kiến trúc sư tốt nhất tại Việt Nam bao gồm:
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Đại học Kiến trúc TP.HCM
- Đại học Xây dựng Hà Nội
- Đại học Văn Lang TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH
- Đại học Bách khoa Hà Nội...
Đại học Kiến trúc Hà Nội là một trong những trường top đầu đào tạo về ngành kiến trúc |
Còn về mức lương, theo khảo sát của vietnamsalary.careerbuilder.vn, kiến trúc sư dưới 1 năm kinh nghiệm có thu nhập trung bình là 11 triệu đồng dựa trên 43 mẫu tuyển dụng. Mức lương vị trí kiến trúc sư từ 1-4 năm kinh nghiệm trung bình là 14,4 triệu đồng dựa trên 167 mẫu tuyển dụng. Mức lương vị trí kiến trúc sư từ 5-9 năm kinh nghiệm trung bình là 19,3 triệu đồng dựa trên 97 mẫu tuyển dụng. Và từ 10 - 19 năm kinh nghiệm mức lương trung bình đạt 26,8 triệu đồng.
Khảo sát về mức lương của Kiến trúc sư theo vietnamsalary.careerbuilder.vn |
Tổng hợp
Tân Hoa hậu Lê Hoàng Phương khi làm kiến trúc sư: Giản dị đi công trình, lên đồ chuẩn dáng CEO
Hiện tại, Lê Hoàng Phương là một kiến trúc sư và có văn phòng kiến trúc riêng ở TP.HCM.