Là cha mẹ, chúng ta luôn muốn biết con mình học tập thế nào ở trường. Con có lắng nghe cẩn thận không? Có nộp bài tập về nhà đều không? Thực ra, nếu muốn biết việc học của con mình, bạn không cần phải hỏi giáo viên mọi thứ. Cha mẹ chỉ cần thỉnh thoảng xem qua cặp sách của con sẽ tìm ra câu trả lời cho nhiều vấn đề.
Nếu bạn thấy tập sách của con mình mắc phải một trong những tình trạng này thì nên quan tâm và cải thiện.
1. Sách giáo khoa sạch như mới
Một học kỳ đã trôi qua, đối với một số em, sách giáo khoa vẫn còn mới như mới được phát. Tất nhiên, có một số em rất biết giữ gìn sách vở sạch đẹp. Thế nhưng, nếu theo dõi việc học hành, điểm số của con cùng với dấu hiệu sách như chưa từng được mở thế này thì thực sự cần phải cảnh giác. Điều này có nghĩa là con bạn không hề nghe bài học, lười mở sách hay ghi chép chứ đừng nói đến việc làm bài tập về nhà.
Ảnh minh họa |
2. Ghi chú quá chi tiết
Nếu vở của con bạn chứa đầy những kiến thức học thuộc lòng thì cũng đừng vội vui mừng, đây không phải là điều tốt. Bởi vì kiểu trẻ này mặc dù có thái độ học tập rất đúng đắn và đáng được khen ngợi nhưng hiệu quả học tập rất thấp.
Giáo viên chủ nhiệm của một trường tiểu học trọng điểm đã từng chỉ ra rằng: Những đứa trẻ này trong lớp không hề chú ý đến giáo viên mà chỉ cúi đầu viết bài, dẫn tới bỏ lỡ bao nhiêu điểm quan trọng.
Những đứa trẻ nhìn theo giáo viên trong lớp và chỉ thỉnh thoảng viết ghi chú vào sách là những đứa trẻ chăm chú lắng nghe, điều thông minh ở những đứa trẻ như vậy là chúng có thể phân biệt được điều quan trọng. Ghi nhớ ghi chú là điểm mấu chốt, tức là những điều không có trong sách và được giáo viên nhấn mạnh, không cần thiết phải ghi lại từng chữ.
3. Trong sách có hình ảnh khắp nơi
Một số trẻ có khả năng sáng tạo rất mạnh, chỉ cần trong sách có hình ảnh là trẻ sẽ sử dụng nó để tạo nên những bức tranh mới. Kiểu trẻ em này có trí tưởng tượng phong phú, bộ não linh hoạt và thông minh nhưng hiếm khi sử dụng đúng chỗ.
Trẻ có vẻ chăm chú lắng nghe trong giờ học nhưng thực tế là đang mất tập trung và bận rộn tạo ra những tác phẩm ngoài lề. Kiểu sáng tạo "thứ cấp" này sẽ nhiều lần khiến tâm trí trẻ khó lưu tâm đến bài học.
Vẽ vời là cách giải trí hiệu quả. Tuy nhiên, nếu con thường xuyên vẽ bậy trong giờ học, điều đó cho thấy con thiếu hứng thú tiếp nhận kiến thức. Lúc này, cha mẹ cần có biện pháp can thiệp, tìm ra nguyên nhân vấn đề cũng như hướng dẫn con biết giải trí đúng thời điểm.
4. Không có dấu vết sửa đổi trong vở bài tập
Một số trẻ lần nào cũng hoàn thành bài tập về nhà rất nghiêm túc, nhưng những câu hỏi sai không bao giờ được sửa. Toàn bộ bài viết đầy dấu gạch chéo và không có một chút sửa đổi nào.
Bạn phải biết rằng viết bài tập về nhà là một quá trình củng cố kiến thức và kiểm tra những thiếu sót, những câu sai chính là những lỗ hổng trong kiến thức của trẻ. Nếu trẻ không sửa, sơ hở sẽ xảy ra, một chút sẽ thành vấn đề lớn, và điểm số của đứa trẻ sẽ không được cải thiện ngay cả khi có học tập chăm chỉ.
Cặp sách của trẻ em thực sự có thể bộc lộ rất nhiều vấn đề. Trẻ có cặp sách sạch sẽ, gọn gàng, được phân loại rõ ràng thường là người ngăn nắp và hiếm khi học tập kém; Còn những đứa trẻ bừa bộn, nhét đầy giấy vụn, phải mò mẫm rất lâu để tìm ra thứ gì đó, thường không có kế hoạch, làm việc thiếu tổ chức.
Cha mẹ dù bận rộn đến mấy vẫn phải quay lại mỗi tối để xem sách giáo khoa của con, kiểm tra bài tập về nhà của con, theo dõi tình trạng học tập của con và giúp con khắc phục kịp thời.
Đối với học sinh tiểu học, thực sự có nhiều điều các em không hiểu, không làm được và không biết bắt đầu từ đâu. Tất cả những điều này đều cần thiết cha mẹ dạy từng bước một.
Dạy các em cách nghe giảng, cách ghi chép, cách viết bài tập và cách sửa câu hỏi sai. Trẻ có thể lên kế hoạch rõ ràng hơn trong việc học, nói một cách đơn giản hơn là trẻ có thể biết mình nên làm gì ở trường.
Nữ ca sĩ Việt "sốc" vì nhận kết quả kiểm tra IQ thấp hơn mức bình thường, nhưng soi thành tích học tập lại quá trái ngược
Cô cho biết, kết quả kiểm tra IQ của mình rất thấp, cũng từng vì "kém thông minh" mà khiến chồng cáu giận.