Phụ nữ Trung Quốc chật vật đòi quyền lợi khi mang thai

Càng ngày càng có nhiều công ty ở Trung Quốc bị cáo buộc kỳ thị phụ nữ mang thai mà không phải chịu bất cứ hình thức xử lý nào.

Chính phủ khuyến khích phụ nữ, doanh nghiệp ngó lơ

Li Xiaoping bị công ty Keyrin Thanh Đảo tự ý cho thôi việc khi biết cô mang thai. Người phụ nữ 33 tuổi này thoả thuận nhận khoản tiền đền bù 18430 USD tương đương 52 tháng lương với lý do “kinh tế suy thoái”.

Tưởng mọi việc êm xuôi nhưng đột nhiên, công ty lại kiện cô và chồng - một phóng viên Trung Quốc - tội vu khống khi anh này viết về trường hợp của cô trên báo. Mức bồi thường thiệt hại công ty đòi vợ chồng Li là 1 triệu USD.

“Vậy giờ một phụ nữ chỉ nên hoàn thành nghĩa vụ truyền thống như một người vợ và bị loại bỏ khỏi xã hội sau khi sinh hay sao?”, Li bất bình.

Vụ kiện chưa kết thúc, thời gian gần đây, cộng đồng mạng tại Trung Quốc dậy sóng trước thông tin 3 nhân viên của một công ty chuyển phát lớn Trung Quốc bị cắt tiền lương, thậm chí đuổi việc khi họ mang thai.

Phụ nữ mang thai tại Trung Quốc bị các công ty kỳ thị (Ảnh: Giulia Marchi/NYTimes).
Phụ nữ mang thai tại Trung Quốc bị các công ty kỳ thị (Ảnh: Giulia Marchi/NYTimes).

Bề ngoài thì đây có vẻ là giai đoạn tốt cho các bà mẹ ở Trung Quốc khi chính phủ xóa bỏ quy định một con, kéo dài thời gian nghỉ thai sản hay cắt giảm thuế để động viên phụ nữ sinh con thứ hai. Chẳng hạn quy định thai phụ được nghỉ 98 ngày có lương.

Nhưng rất ít nơi thực hiện được điều đó. Nhiều người vẫn phải theo đuổi các vụ kiện để đòi quyền lợi và đa phần chỉ nhận được những lời khuyên hoà giải từ các đơn vị tư vấn luật. Họ lo sợ một cuộc chiến căng thẳng với bên sử dụng lao động sẽ khiến bản thân mất cơ hội tìm việc, và thậm chí có thể bị trả thù nếu họ nói công khai.

Là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc cần thêm nhiều lao động trước tình trạng suy giảm dân số sau 1 thời gian dài áp dụng chính sách kế hoạch hoá. Có nhiều chính sách thúc đẩy phụ nữ làm việc nhưng lại thiếu nhiều ưu đãi dành cho những bà mẹ. Thành phần nữ giới trong lực lượng lạo động đã sụt giảm từ những năm 1990 và khoảng cách tiền lương giữa nam và nữ ngày càng lớn.

Ảnh chụp tại một khu phố công sở tại Bắc Kinh. Thành phần lao động nữ đã sụt giảm từ những năm 1990 (Ảnh: Lam Yik Fei/NYTimes).
Ảnh chụp tại một khu phố công sở tại Bắc Kinh. Thành phần lao động nữ đã sụt giảm từ những năm 1990 (Ảnh: Lam Yik Fei/NYTimes).

Giống như Mỹ, Trung Quốc không có phụ cấp thai sản. Khi nhân viên nữ nghỉ đồng nghĩa với sụt giảm lợi nhuận mà công ty không nhận được gì. Chính quyền địa phương không để tâm, mặc dù ở tầm quốc gia thì ngược lại.

Sự kỳ thị thường bắt đầu ngay từ khi ứng tuyển xin việc. Tại Trung Quốc, bên tuyển dụng thường hỏi phụ nữ về tình trạng hôn nhân hay kế hoạch gia đình cho dù biết điều đó là trái luật. Thậm chí có nơi còn buộc nhân viên mới phải ký thỏa thuận không được mang thai.

Gian nan đòi quyền lợi pháp lý

Năm nay, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã tạo một danh mục pháp lý về bình đẳng việc làm, cho phép phụ nữ báo cáo sự thiên vị giới tính. Một số phụ nữ mang thai đã dựa vào đó để đòi quyền lợi.

Liu Yang, 42 tuổi, đã làm việc 8 năm tại Beishute, một công ty ở Tế Nam chuyên bán băng vệ sinh và các sản phẩm cho bà bầu. Cô giữ chức phó phòng khi sinh con đầu lòng năm 2014, sau khi quay trở lại làm việc, cô bị giáng chức và giảm lương từ 1.120USD còn 980USD. Tại thời điểm đó, cô không coi đó là sự kỳ thị.

Đến khi cô mang thai lần hai, lương của cô chỉ còn 630USD. Không nhận được khoản lương thai sản, cô bị cho thôi việc chỉ trong một tuần sau khi trở lại làm việc với lý do không hoàn thành tốt công việc.

Cảm thấy bất công và vô vọng khi hai vợ chồng phải nuôi dưỡng 2 con và bố mẹ già, cô đưa đơn lên ban hòa giải của công ty với hy vọng nhận 105.000USD tiền đền bù. Nhưng cô chỉ nhận được 25.000 USD. Cô và chồng quyết định kiện công ty đưa ra tòa

“Xã hội có luật và các quy định, họ không thể ức hiếp người như vậy được”, chồng cô tuyên bố.

Theo luật sư Huang Sha, việc bỏ ra một khoản tiền nhỏ không khiến các công ty tuân thủ quy định hơn (Ảnh: Yuyang Liu/ NYTimes).
Theo luật sư Huang Sha, việc bỏ ra một khoản tiền nhỏ không khiến các công ty tuân thủ quy định hơn (Ảnh: Yuyang Liu/ NYTimes).

Phía công ty Beishute không có phản ứng, không trả lời email, cử một đại diện pháp lý trao đổi qua điện thoại một cách ngắn ngọn rằng hiện công ty vẫn chưa đuổi việc Liu và từ chối thảo luận thêm.

Năm 2017, Y.W.Wu - một quản lý của Công ty vận chuyển đường sắt Trung Quốc đã bị giảm lương khi cô này sinh con. Wu đã kiện công ty ra toà và  nhận được 5.600USD tiền bồi thường do không có đại diện công ty xuất hiện trong phiên hòa giải. Sau đó, công ty đã kháng cáo, đưa ra lý do của việc giảm lương là vì suy giảm doanh thu và tái cấu trúc.

Ba phụ nữ bị đuổi việc khác của công ty cũng nhận được tổng cộng 17.000USD tiền bồi thường. Luật sư của họ, Huang Sha cho biết khoản tiền này khá nhỏ, và nó chẳng khiến các công ty vì thế mà tuân thủ các quy định hơn.

“Quyền của phụ nữ không nên chỉ là một sự tuyên truyền. Chính phủ muốn bảo vệ công ty nhưng lại muốn động viên phụ nữ có thêm con. Đó là một sự mâu thuẫn”, Huang Sha chia sẻ.

Fan Huiling, một bảo vệ trường tiểu học, đã từng rất vui mừng khi ở tuổi 41, cô biết mình mang thai lần hai. Nhưng khi xin phép cơ quan quản lý Zhuhai Yingli nghỉ một vài ngày theo lời khuyên của bác sĩ, cô được yêu cầu không cần quay lại làm. Đồ đạc của cô bị bỏ thành đống bên ngoài trường học.

“Nếu không có công việc này thì tôi không có bất cứ bảo hiểm gì cả”.

Fan lên mạng tìm kiếm lời khuyên, đến các văn phòng chính phủ tìm sự giúp đỡ, và thậm chí làm đơn lên hội đồng hòa giải. Rồi khi bác sĩ thông báo cô bị sảy thai, cô đã đâm đơn kiện, dẫn chứng những điều khoản mới trong luật bình đẳng việc làm.

Fan Huiling được công ty yêu cầu không cần quay lại sau khi cô xin nghỉ vài ngày theo lời khuyên của bác sĩ (Ảnh: Yuyang Liu/NYTimes).
Fan Huiling được công ty yêu cầu không cần quay lại sau khi cô xin nghỉ vài ngày theo lời khuyên của bác sĩ (Ảnh: Yuyang Liu/NYTimes).

Trong một phỏng vấn ngắn gọn qua điện thoại, đại diện của cơ quan này phủ nhận cáo buộc của Fan, cho biết hiện công ty còn có nhiều người mang thai khác và từ chối bình luận thêm bất cứ điều gì.

Tháng 10, một phiên tòa xét xử phán quyết công ty phải có lời xin lỗi và trả cho Fan một khoản 2.000 USD (tương đương với 4 tháng tiền lương).

Bên cạnh những phụ nữ quyết đấu tranh tìm kiếm sự giúp đỡ, vẫn có nhiều người chịu im lặng trong công việc. Họ chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng và tìm kiếm những chỗ tuyển dụng làm đúng theo luật.

Khi Li Ronghua trở lại làm việc sau khi sinh tại Suning Consumer Finance, một chi nhánh bán lẻ trực tuyến, cô bị khiển trách vì rời bàn làm việc để hút sữa hai lần một ngày. Trong cuộc họp, ban giám đốc lấy cô làm ví dụ cho một nhân viên tồi vì bỏ công việc khi không được phép. Phòng tuyển dụng sau đó khuyên cô nên bỏ việc, còn công ty thì không trả lời mail hay điện thoại.

Người phụ nữ 36 tuổi này sau đó đã tìm được một công việc tại một công ty nhỏ cho vay tài chính. Tuy nhiên trong buổi phỏng vấn, cô được hỏi liệu có dự định sinh con lần hai không.

“Kẻ yếu không thể chiến thắng được kẻ mạnh, vậy nên tôi cũng đành phải chấp nhận”.

TM (theo NYTimes)

Người giúp việc nhập cư từ bỏ Hong Kong vì lo bất ổn

Người giúp việc nhập cư từ bỏ Hong Kong vì lo bất ổn

Tình hình ở Hong Kong 4 tháng qua đã khiến cuộc sống hơn 398.000 người giúp việc nước ngoài tại đây bị ảnh hưởng.