Theo TS Vũ Ngọc Duy – Giảng viên khoa Hóa học trường ĐH Khoa học tự nhiên ĐHQG Hà Nội cho biết “Quy trình công nghệ xử lý nước ngầm thường trải qua 4 giai đoạn: Làm thoáng – Lắng tiếp xúc – Lọc cát – Sát trùng. Quy trình này xử lý tốt Sắt, tuy nhiên thực tế nhiều trạm xử lý không tốt do thiết kế sai, chỉ xử lý được một phần Asen (60 – 80 %), Mangan, phần nhỏ Amoni do hấp phụ trên cặn sắt. Vì thế chất lượng nước máy cấp tới các hộ gia đình hiện nay nhiều nơi không được đảm bảo.”
Báo cáo “Điều tra chất lượng nước sinh hoạt” của Cục Y tế Dự phòng Việt Nam (QĐ 09/2005/BYT/QĐ) về tiêu chuẩn vệ sinh thì nước máy đạt 65,2% độ an toàn. Ngoài ra, những sự cố như vùng đầu nguồn nước bị ô nhiễm, đường ống dẫn nước thường xuyên vỡ nứt khiến vi khuẩn, kim loại dễ xâm nhập vào nguồn nước, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, cộng đồng.
Nước sạch được định nghĩa là nguồn nước trong, không màu, không mùi, không vị và không chứa các độc chất, vi khuẩn gây bệnh cho con người.
Nếu thấy nước có các dấu hiệu bất thường, cần chú ý có thể nước sinh hoạt tại gia đình bạn đang bị nhiễm một số chất độc hại:
Nước có mùi khét và hăng như mùi dầu mỏ, xăng, nhựa thông
Đây là tình trạng rất hiếm, xảy ra gần đây khi nước đầu nguồn của nhà máy cấp nước sông Đà bị nhiễm dầu thải, khiến nước sinh hoạt có mùi khét khó chịu. Sự việc này khiến người dân tại nhiều quận trên địa bản Hà Nội lâm vào tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt nhiều ngày nay.
Với loại ô nhiễm này, các chuyên gia khuyến cáo người dân không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trong ăn uống, không để nguồn nước tiếp xúc với thực phẩm như vo gạo, rửa rau... để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nước nổi váng màu vàng, mùi tanh, vị chua nhẹ:
Với những dấu hiệu trên, có thể nguồn nước sinh hoạt nhà bạn đã bị nhiễm sắt – phèn.
Nước nhiễm sắt - phèn có màu vàng, mùi tanh. Ảnh minh họa |
Nước nhiễm sắt - phèn là nguyên nhân làm ố vàng, đóng cặn và ăn mòn tất cả các dụng cụ chứa và dẫn nước cũng như các đồ gia dụng, làm hỏng quần áo. Nếu dùng nước này để sinh hoạt và ăn uống gây khô da, phồng, tróc vảy và gây các bệnh về đường ruột, thậm chí ung thư.
Có thể thử bằng cách cho nước chè khô hoặc mủ cây chuối nhỏ vào nước và chờ trong giây lát. Nếu nước chuyển màu thành tím thì chứng tỏ nước sinh hoạt gia đình bạn đã bị nhiễm sắt – phèn. Có thể cải thiện bằng cách thiết kế các bể lọc nước gia đình.
Có hiện tượng cặn trắng, nổi váng trên bề mặt nước sau khi đun sôi
Nếu sau khi đun sôi nước, bạn thấy có hiện tượng cặn trắng, váng xuất hiện thì đấy chính là nguồn nước gia đình bạn đã nhiễm canxi nặng.
Nước nhiễm caxi nặng thường gặp nhất là ở những vùng sử dụng nước tự nhiên có nguồn nước chảy qua các vùng núi đá vôi như Cao Bằng, Lạng Sơn... Ảnh minh họa |
Muối Cacbonat kết tủa không thấm qua được thành ruột, động mạch và tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành sỏi hoặc làm tắc những đường động mạch, tĩnh mạch, hay nguy hiểm hơn nữa là đột quỵ, bệnh tim.
Nước đục, có màu đen hoặc hung đen, bám cặn màu đen lên các thiết bị như sứ, thủy tinh, bồn cầu…
Đó là dấu hiệu nước bị nhiễm Mangan. Phụ nữ đang mang thai và trẻ em tuyệt đối tránh tiếp xúc và sử dụng nguồn nước nhiễm Mn này.
Nước nhiễm Mangan thường có màu đen hoặc hung đen. Ảnh minh họa |
Nếu lượng Mn hấp thu vào cơ thể cao có thể gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch. Ngoài ra, nhiễm độc từ nước này còn dẫn đến giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng vận động và chuyển động của mắt. Lâu ngày có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh không ổn định và dáng đi, ngôn ngữ bất thường.
Nước có mùi khai, mùi khó chịu khi đun nấu
Nước nhiễm Amoni nếu dùng luộc thịt làm thịt không mất màu đỏ hồng ngay cả khi chín nhừ, thậm chí còn có mùi khai, mùi khó chịu khi đun nấu.
Ảnh minh họa |
Amoni tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.
Nước nhiễm Asen
Nồng độ Asen trong nước có thể được phát hiện thông qua cách làm hết sức đơn giản bằng cách bạn để nước trong bình chứa một thời gian sau đó quay lại kiểm tra xem nước bên trong bình chứa có hiện tượng đục, màu trắng sữa hay không. Nếu có thì chính xác là nguồn nước nhà bạn nhiễm nồng độ Asen cực kỳ lớn và vô cùng nguy hại cho sức khỏe cả nhà.
Nước để lắng, sau một thời gian nước có hiện tượng đục màu trắng sữa là nước nhiễm Asen . Ảnh minh họa |
Asen là một chất độc, độc gấp 4 lần thủy ngân, và là các chất gây ung thư nhóm 1”. Khi Asen thâm nhập hàng ngày vào cơ thể kể cả ở hàm lượng thấp cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như gây hoại tử các vết loét ở tay, chân, làm rối loạn sắc tố da, sừng hóa gan bàn tay, thậm chí liên quan đến bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư bàng quang, ung thư gan.
Muốn xử lý nguồn nước bị ô nhiễm nặng thì rất khó nhưng nếu nước chỉ bị nhiễm khuẩn thì một số cách dưới đây có thể giúp bạn xử lý tạm thời:- Chỉ dùng nước giếng khoan khi đã qua vật liệu lọc nước
- Luôn sử dụng nước đã qua máy lọc (phải trải qua vật liệu rồi)
- Luôn dùng nước đã đun sôi.
- Uống nước đun sôi mới sau 24h, bởi sau ngần ấy thời gian nước đun sôi để nguội không hề an toàn để sử dụng, nó sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại.
- Để lắng và gạn nước sau đó phơi nước dưới ánh nắng trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày. Cần thiết sử dụng các phương pháp lọc nước như lọc nước bằng than hoạt tính, lọc nước dạng phun mưa, …
Trên đây chỉ là biện pháp tạm thời vì vậy muốn có nguồn nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn của bộ y tế bạn cần mang nước đến trung tâm xét nghiệm nước để được tư vấn về cách kiểm tra nguồn nước và biện pháp xử lý.
Loạt ảnh xếp hàng lấy nước thời bao cấp, giống Hà Nội những ngày này không ngờ
Trước khi có hệ thống nước như bậy giờ, người Hà Nội đã trải qua một thời gian dài vật vã xếp hàng bên những máy nước công cộng.