Các cuộc trao đổi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng mới của Anh được diễn ra liên tục kể từ khi ông Boris Johnson lên nắm quyền hôm nay 24/7.
Nhưng nhà lãnh đạo mới của Anh, dưới áp lực của Brexit và vực dậy nền kinh tế, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, có thể là người được chào đón nồng nhiệt hơn ở London.
Trả lời phỏng vấn đài truyền hình Phoenix của Hong Kong một ngày trước khi lên nhậm chức thủ tướng Anh, dự kiến vào chiều 24/7, giờ London, ông Boris Johnson khẳng định ông "sẽ rất ủng hộ Trung Quốc".
Trước đó trong cuộc phỏng vấn vào tháng 1/2018, khi ông đang là Bộ trưởng bộ Ngoại giao của Anh, Johnson hết sức khen ngợi Trung Quốc và lãnh đạo Tập Cận Bình.
Ngoại trưởng Anh, ông Johnson chào mừng Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Yang Jiechi khi họ gặp nhau trong cuộc họp Đối thoại Chiến lược Anh-Trung vào ngày 20/12/2016 tại London, Anh. |
"Chúng tôi quan tâm đến những gì Chủ tịch Tập Cận Bình đang làm và đừng quên rằn Anh là quốc gia đầu tiên đăng ký Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, vì vậy chúng tôi rất thân Trung Quốc".
Ông nói rằng ông rất "hào hứng trước sáng kiến Vành đai và Con đường" và những gì chủ tịch Tập đang làm.
Bộ trưởng Ngoại giao lúc đó thậm chí còn nói rằng con gái ông đang học tiếng phổ thông ở Trung Quốc. "Học tiếng Trung là rất quan trọng, chắc chắn là như vậy," ông nói.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ ông Johnson, người nổi tiếng là có những câu nói không kiểm chứng được, thậm chí bị cáo buộc là "nói cho sướng tai" cử tri phái Brexit, có chính sách gì cụ thể ủng hộ Trung Quốc hay không.
Nhiều ý kiến cho rằng ông phải đưa cái nhìn sâu sắc, có giá trị với tư cách là lãnh đạo mới của Anh tại thời điểm đầu tư và thương mại Trung Quốc quan trọng hơn bao giờ hết đối với Anh, khi Johnson hứa sẽ rời Liên minh châu Âu muộn nhất vào ngày 31/10.
Tuy nhiên, Tân Thủ tướng Anh cũng phải quyết định liệu có tuân thủ các yêu cầu của Mỹ để cấm gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng 5G hay không. Điều được Mỹ xác
Một số báo Anh tin rằng ông Johnson sẽ không muốn làm mất lòng Hoa Kỳ và tổng thống Donald Trump, người không muốn các đồng minh của Mỹ dùng mạng 5G của Huawei.
Tuy thế, chính giới Anh có vẻ vẫn muốn để Huawei thiết kế những phần kỹ thuật "không trọng yếu" cho mạng 5G.
Thời đại hoàng kim 2.0?
Hơn một nửa giá trị thương mại của Anh đến từ châu Âu, nhưng với tình hình không chắc chắn của Brexit trong tương lai, London đag tìm kiếm những cơ hội giao thương mới.
Trong một bài xã luận, sau một ngày chiến thắng của ông Boris Johnson được công bố, tờ nhật báo Trung Quốc, China Daily, cho rằng lãnh đạo mới của Anh phải giải một bài toán khó, trong việc tìm cách cân bằng quan hệ giao thương giữa Bắc Kinh và Washington.
"Mỹ sẽ quyết định tuyên chiến với Trung Quốc về các vấn đề thương mại, công nghệ và các vấn đề khác, và điều này có khả năng biến thành điều kiện của bất kỳ một thoả thuận thương mại nào với Anh, để đảm bảo London không có thoả thuận thương mại tự do nào với Bắc Kinh", tờ nhật báo cho hay.
"Mặc dù một thoả thuận FTA với Trung Quốc là điều mà Anh cũng đã đặt hy vọng vào thời hậu Brexit."
Anh là quốc gia lớn đầu tiên của phương Tây đăng ký Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) của Trung Quốc, được thành lập như một đối thủ cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á.
Johnson và những người ủng hộ rời khỏi EU từ lâu đã mời chào các thỏa thuận thương mại mới với Bắc Kinh và Washington như một cách để giúp xây dựng một nền kinh tế hậu Brexit.
Nhưng Mỹ đã thẳng thắng cho biết London chỉ có thể chọn một trong hai bên, trong một tài liệu thương mại nêu rõ các ưu tiên của Washington vào tháng 3 năm nay. Mỹ cảnh báo về "hành động phù hợp" nếu Anh đàm phán thoả thuận thương mại với một quốc gia "phi thị trường", hàm ý chỉ Trung Quốc.
Trước đây Bắc Kinh cũng có những động thái rằng họ sẽ mở cửa cho mối quan hệ đầu tư và thương mại trên quy mô lớn với Anh.
Những bình luận mới nhất của nhà lãnh đạo Anh về kế hoạch Vành đai & Con đường của Trung Quốc, cho thấy sự sẵn lòng tham gia dự án này. Cho đến nay, Ý là quốc gia G7 duy nhất đăng ký tham gia, mục đích của kế hoạch này nhằm xây dựng các hành lang thương mại lớn từ Trung Quốc đến châu Âu, châu Phi và phần còn lại của châu Á.
Sau khi Johnson lên làm Thủ tướng Anh, Jin Xu, cựu bộ trưởng cố vấn thương mại tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Anh, đã viết trên tờ Thời báo của nhà nước rằng hai nước có thể tạo nên" Anh-Trung, thời kỳ hoàng kim 2.0".
"So với những người tiền nhiệm, ông là một nhà ngoại giao cứng rắn, nhưng ông chưa bao giờ làm bất cứ điều gì tổn thương đến mối quan hệ với Bắc Kinh. Ngoài ra, là một chính trị gia, bất kỳ điều chỉnh chính sách nào cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước", vị cựu quan chức cho biết.
Lựa chọn khó khăn
Năm 2008, Johnson đã xuất hiện tại lễ bế mạc Thế vận hội Bắc Kinh 2008 để thu cờ một cách tượng trưng để chuẩn bị cho thế vấn hội London 2012. Tuy nhiên với hành động cẩu thả, ông đã bị truyền thông Trung Quốc chỉ trích, vì ông đã cở áo khoác, bỏ tay vào túi và cầm cờ bằng một tay.
Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 1/2018, Johnson đã xuất hiện để nối lại quan hệ đang mờ nhạt với Trung Quốc trong thập kỷ qua đã nói rằng:
"Chúng tôi rất may mắn vì nước Anh không chỉ có nhiều hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc, chúng tôi có 155.000 sinh viên Trung Quốc ở nước Anh, điều này thật tuyệt vời đối với chúng tôi và họ đóng góp rất lớn cho Anh", ông nói.
Trong những bình luận gần đây hơn vào tháng 7, Johnson cho biết các cuộc biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông có "sự ủng hộ" của ông và nói rằng ông "vui vẻ lên tiếng cho họ".
Những nhận xét kiểu như vậy trong tương lai khó có thể được đón nhận ở Bắc Kinh. Khi đối thủ của Johnson lãnh đạo Đảng Bảo thủ, cựu ngoại trưởng Jeremy Hunt, đã đưa ra những bình luận tương tự vào đầu tháng 7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cáo buộc ông "đắm chìm trong vinh quang mờ nhạt của chủ nghĩa thực dân" và nói với Anh hãy quan tâm đến việc kinh doanh của chính mình.
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa