Quốc gia Trung Đông trao cho Trung Quốc thương vụ khí đốt lớn, thúc đẩy thỏa thuận đàm phán gần 10 năm: Nguyên nhân là gì?

Trung Quốc là một trong những đối tác lớn nhất có khả năng giúp Qatar đạt được mục tiêu năng lượng.

Đối tác lớn giúp Qatar đạt mục tiêu năng lượng

Qatar đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệp định thương mại tự do Trung Quốc với vùng Vịnh, nhờ vào thỏa thuận trị giá 28,8 tỷ USD trong năm nay để bán khí đốt tự nhiên và sự gia tăng trợ giúp của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, theo tổng lãnh sự Trung Đông tại Hồng Kông (Trung Quốc).

Quốc gia giàu có với 3 triệu dân này đang đàm phán hiệp định thương mại với Trung Quốc cùng với 5 quốc gia Trung Đông khác là thành viên trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC).

Các cuộc đàm phán thương mại của GCC với Trung Quốc bắt đầu từ năm 2004.

Một tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Qatar đến Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Một tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Qatar đến Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Năm ngoái, Trung Quốc và GCC đã tổ chức 10 vòng đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do, bao gồm các cuộc thảo luận “chuyên sâu” về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và thủ tục hải quan. Hai bên đã “đạt được tiến bộ tích cực”.

Tổng lãnh sự Trung Đông tại Hồng Kông Ali Saad Al-Hajri cho biết, hồi tháng 6, công ty QatarEnergy đã đạt được thỏa thuận bán cho Trung Quốc 4 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng trong vòng 27 năm - một trong những thỏa thuận lớn nhất từ trước đến nay giữa Trung Quốc và Trung Đông, nói thêm rằng Trung Quốc đánh giá cao khả năng giao hàng đúng hạn cho khách hàng của Qatar.

Ông Al-Hajri nói thêm rằng Qatar đang nhận được sự giúp đỡ của Trung Quốc với tư cách là quốc gia tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Một trạm năng lượng mặt trời do Trung Quốc thiết kế đã được khánh thành ở Qatar vào tháng 11 sẽ đưa đến nhiều hợp tác hơn nữa. Ngoài ra, một trạm quang điện có công suất 800 megawatt, nhà máy điện sử dụng nhiên liệu không hóa thạch đầu tiên của Qatar, được xây dựng bởi PowerChina Guizhou Engineering.

Theo Tổng lãnh sự Trung Đông tại Hồng Kông, Trung Quốc có công nghệ pin mặt trời “tiên tiến”, có thể “tùy chỉnh” cho phù hợp với môi trường sa mạc của Qatar. Quốc gia vùng Vịnh này đang muốn tăng tỷ lệ năng lượng mặt trời từ 10 lên 25% trong tổng nguồn điện vào thời kỳ cao điểm.

“Trung Quốc là một trong những đối tác lớn nhất có khả năng đạt được những mục tiêu đó”, ông Al-Hajri nói.

 Thời điểm tốt nhất

Tờ Economic Observer có trụ sở tại Bắc Kinh đưa tin hôm thứ Ba rằng các công ty Trung Quốc đang thúc đẩy hoạt động sản xuất năng lượng mặt trời ở Trung Á và Trung Đông để đáp ứng nhu cầu mới ở những quốc gia này. Báo cáo lưu ý rằng Jordan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) có kế hoạch tăng sản lượng năng lượng tái tạo.

Andrew Collier, nhà kinh tế Trung Quốc tại Global Source Partners ở Hồng Kông, cho biết: “Trung Quốc chắc chắn đã đầu tư rất nhiều tiền trong một thời gian dài vào năng lượng thay thế và công nghệ pin của họ khá tiên tiến”. 

Trong năm kết thúc vào tháng 6, xuất khẩu của Trung Quốc sang Qatar đạt tổng cộng 329 triệu USD và nhập khẩu đạt 1,39 tỷ USD.

Al-Hajri cho biết, việc tham gia Vành đai và Con đường giúp Qatar định vị mình là một “trung tâm kinh tế” ở Vịnh Ba Tư và đặc biệt là một trung tâm vận tải.

Ông cho biết, thỏa thuận thương mại của Hội đồng Trung Quốc - Vùng Vịnh sẽ rút ngắn các cuộc thảo luận thương mại trong tương lai và tạo điều kiện cho sự hợp tác “trực tiếp”.

Trung Quốc đã có những động thái ngoại giao ở Trung Đông trong năm qua trong năm qua.

Năm 2018, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm UAE để củng cố quan hệ song phương. Trong chuyến thăm Ả Rập Saudi vào tháng 12, ông Tập cam kết nỗ lực mở rộng việc sử dụng đồng Nhân dân tệ để thanh toán các giao dịch mua dầu khí ở Trung Đông.

Al Hajri cho biết, một thỏa thuận thương mại tự do rất có ý nghĩa vì Trung Đông đang “trải qua khoảng thời gian rất thú vị” với sự gia tăng đầu tư và đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế mới như du lịch. 

Giờ đây là thời điểm tốt nhất để có được thỏa thuận, ông nói thêm.

Minh Khôi

Adipec 2023: Các hãng dầu mỏ toàn cầu thúc đẩy quá trình chuyển đổi 'đa năng lượng'

Adipec 2023: Các hãng dầu mỏ toàn cầu thúc đẩy quá trình chuyển đổi 'đa năng lượng'

Những người đứng đầu các tập đoàn dầu khí lớn đã tập trung tại Adipec 2023 hôm 2/10 và thúc đẩy quá trình chuyển đổi “đa năng lượng” cũng như tăng cường chi tiêu cho các công nghệ nhằm giảm lượng khí thải từ sản xuất nhiên liệu hóa thạch.