Ra mắt "Tòa án tối cao" của Facebook

Nhiệm vụ của Hội đồng giám sát của Facebook là đưa ra các phán quyết với các kiện cáo của người dùng, phản đối quyết định của Facebook...

Ngày 6/5, Hội đồng giám sát của Facebook đã chính thức ra mắt, bao gồm 20 thành viên ban đầu (số lượng thành viên sau này là 40), trong đó có 4 đồng chủ tịch.

Hội đồng giám sát sẽ hoạt động trong vài tháng tới và hoạt động độc lập với Facebook, giống như một "Tòa án tối cao". Nhiệm vụ của tòa án này là đưa ra các phán quyết với các kiện cáo của người dùng Facebook phản đối các quyết định gỡ bài, “treo” nick của Facebook và Instagram, đảo ngược các quyết định kiểm duyệt nội dung của chính Facebook. Facebook sẽ thực hiện các “phán quyết” này trong vòng 7 ngày.

Các thành viên của Hội đồng sẽ không tương tác với các giám đốc điều hành cấp cao của Facebook để đảm bảo tính độc lập. Thay vào đó, việc liên lạc với công ty sẽ thông qua nhân viên toàn thời gian của Hội đồng. 

Ngoài ra, Hội đồng sẽ xuất bản các báo cáo minh bạch mỗi năm, đồng thời theo dõi những gì Facebook đã làm với các khuyến nghị của mình.

Danh sách các đồng chủ tịch của "Tòa án tối cao":

Helle Thorning-Schmidt, cựu thủ tướng Đan Mạch và Giám đốc điều hành của Save the Children.
Helle Thorning-Schmidt, cựu thủ tướng Đan Mạch và Giám đốc điều hành của Save the Children.
 Jamal Greene, giáo sư trường Luật Columbia.
 Jamal Greene, giáo sư trường Luật Columbia.
Michael McConnell, cựu thẩm phán tòa án liên bang Hoa Kỳ và hiện là giáo sư Trường Luật Stanford.
Michael McConnell, cựu thẩm phán tòa án liên bang Hoa Kỳ và hiện là giáo sư Trường Luật Stanford.
Catalina Botero Marino, cựu Báo cáo viên đặc biệt về Tự do bày tỏ của Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ về Tổ chức các Quốc gia Hoa Kỳ, hiện giữ chức Trưởng khoa Luật của Đại học de de Andes Andes ở Colombia.
Catalina Botero Marino, cựu Báo cáo viên đặc biệt về Tự do bày tỏ của Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ về Tổ chức các Quốc gia Hoa Kỳ, hiện giữ chức Trưởng khoa Luật của Đại học de de Andes Andes ở Colombia.

Tất cả 20 thành viên hiện tại của hội đồng đều có kinh nghiệm ủng hộ nhân quyền.  Trong đó, khoảng 70% có kinh nghiệm sống ở nhiều quốc gia. Chỉ có 5 thành viên làm việc tại Hoa Kỳ, số còn lại ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. 

90% thành viên hội đồng hiện tại nói được nhiều hơn 1 ngôn ngữ, có 29 ngôn ngữ được sử dụng trong số 20 thành viên hội đồng. 

Facebook cam kết coi các phán quyết về các nội dung cá nhân của Hội đồng là ràng buộc, nhưng trách nhiệm thực thi các quyết định của Hội đồng sẽ chỉ thuộc về công ty. 

Các thành viên hội đồng cam kết cân bằng quyền tự do ngôn luận với các quyền con người khác, hoạt động minh bạch và đại diện cho sự đa dạng toàn cầu.

Hội đồng giám sát được xem như một tổ chức nhỏ trong đế chế khổng lồ Facebook và có quyền phản bác ý kiến của CEO Mark Zuckerberg.

"Hội đồng sẽ giúp Facebook có trách nhiệm hơn và cải thiện quá trình ra quyết định. Đây được xem là bước đi quan trọng hướng đến những gì chúng tôi hy vọng sẽ trở thành một hình mẫu cho toàn ngành công nghiệp", theo Nick Cleff – Phó chủ tịch các vấn đề toàn cầu và quản trị tại Facebook cho biết.

Trong một bài đăng, Brent Harris – Giám đốc các vấn đề toàn cầu và quản trị tại Facebook viết rằng: Hội đồng giám sát độc lập sẽ xem xét các quyết định liên quan tới chính sách của công ty và nó sẽ tách biệt hoàn toàn, độc lập so với nhà lãnh đạo ở Facebook.

Thanh Mai

Australia sẽ buộc Google, Facebook trả tiền cho báo chí để được sử dụng nội dung

Australia sẽ buộc Google, Facebook trả tiền cho báo chí để được sử dụng nội dung

Theo Reuter, Chính phủ Australia đã ra lệnh cho cơ quan giám sát tạo ra một bộ quy tắc ứng xử cho Facebook và Google