Sau Evergrande, khủng hoảng năng lượng điện là cú sốc tiếp theo của Trung Quốc

Trung Quốc có thể sẽ phải đương đầu với cú sốc khủng hoảng năng lượng điện, có ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế không thua gì Evergrande.

Chính quyền Bắc Kinh đang thực hiện các mục tiêu nghiêm ngặt nhằm cắt giảm lượng khí thải trong khi nhu cầu điện, giá than và khí đốt tăng cao.

Theo đó, những gã khổng lồ trong ngành công nghiệp sản xuất, từ nhà máy luyện nhôm đến các nhà máy sản xuất dệt may và các nhà máy chế biến đậu tương, đang được lệnh hạn chế hoạt động và trong một vài trường hợp phải đóng cửa hoàn toàn.

Khủng hoảng năng lượng điện đang lan rộng đến mọi mặt

Trước đây, hầu hết khu vực công nghiệp này đã bỏ qua các kế hoạch tiêu thụ năng lượng do chính quyền Bắc Kinh đề ra và giờ đây, họ phải chịu áp lực hạn chế sử dụng điện.

Những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông - bộ 3 "cường quốc" công nghiệp chiếm gần 1/3 nền kinh tế Trung Quốc.

"Ngoài vấn đề của Evergrande và những hạn chế chưa từng có của Bắc Kinh đối với lĩnh vực bất động sản, một cú sốc lớn khác từ phía nguồn cung đã bị đánh giá thấp hoặc thậm chí bị bỏ qua", các nhà phân tích của Nomura Holding cảnh báo trong một lưu ý. Họ dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ sụt giảm trong quý này.

khung-hoang-nang-luong-dien.jpg
Các nhân viên tuần tra bồn nhiên liệu tại một nhà ga khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Getty

Có vẻ cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc đã bị lu mờ bởi mọi người đều tập trung vào việc liệu Evergrande có vỡ nợ hay không. Tuy nhiên, nó phản ánh một thực tế phũ phàng là nguồn cung năng lượng đang cực kỳ eo hẹp trên toàn cầu.

Sự phục hồi kinh tế hậu COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu năng lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp, trong khi các thợ mỏ và thợ khoan thì hạn chế sản xuất vì nguồn đầu tư thấp.

Bloomberg nhận định, cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc một phần là do nước này tự tạo áp lực cho mình.

Chủ tịch Tập Cận Bình muốn hướng đến một "bầu trời trong xanh" tại Thế vận hội mùa đông được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 2 tới. Đồng thời, ông muốn cho cộng đồng quốc tế thấy rằng, ông nghiêm túc về việc cắt giảm cacbon hóa trong nền kinh tế.

Trong khi đó, nền kinh tế có nguy cơ thiếu trầm trọng than và khí đốt trong mùa đông này, vốn được sử dụng để sưởi ấm các ngôi nhà và trong các nhà máy điện. 

Đã có những dấu hiệu cho thấy, cuộc khủng hoảng điện bắt đầu ảnh hưởng đến các hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp. Tỉnh Guandong đã kêu gọi người dân dựa vào ánh sáng tự nhiên và hạn chế sử dụng máy lạnh sau khi cắt điện ở một số nhà máy.

Làm thế nào để theo đuổi các mục tiêu môi trường mà không gây tổn hại đến nền kinh tế?

Giá than nhiệt giao sau của Trung Quốc đã tăng mạnh trong tháng qua và liên tục lập kỷ lục, do lo ngại về an toàn mỏ và ô nhiễm đã hạn chế sản lượng trong nước, trong khi đó nước này vẫn tiếp tục cấm vận chuyển các lô hàng từ nhà cung cấp hàng đầu Australia.

Mặt khác, giá khí đốt tự nhiên từ châu Âu đến châu Á đã tăng lên mức cao theo mùa, do các quốc gia đều cố gắng trả giá cao hơn vì nguồn cung đang nhanh chóng cạn kiệt.

cat-giam-dien.jpg
Sự cố mất điện vào tháng 11/2016 đã khiến khu West End ở London chìm trong bóng tối. Nguồn cung năng lượng ở Anh và các nơi khác ở châu Âu đang cạn kiệt hơn trong mùa đông này. Ảnh: Getty

Trước đây, trong những đợt tăng điện vào mùa đông ở Trung Quốc, nhiều người đã chuyển sang sử dụng máy phát điện chạy dầu diesel để cắm nguồn điện từ lưới điện đang thiếu hụt. 

Năm nay, điều đáng lưu ý là chính phủ đã siết chặt hơn nữa ngành năng lượng, tránh việc tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu tăng, Zeng Hao, chuyên gia trưởng của công ty tư vấn Shanxi Jinzheng Energy, cho biết.

Yunnan Aluminium, nhà sản xuất kim loại trị giá 9 tỷ USD được sử dụng trong mọi thứ từ ô tô đến lon nước ngọt, đã cắt giảm sản lượng do áp lực từ Bắc Kinh. 

Cú sốc cũng đang lan rộng đến lĩnh vực thực phẩm khổng lồ của Trung Quốc. Các nhà máy nghiền đậu nành, nơi dầu ăn và thức ăn gia súc, đã bị yêu cầu đóng cửa trong tuần này tại thành phố Thiên Tân.

Theo Nikkei, các nhà cung cấp cho Apple và Tesla đã ngừng sản xuất tại một số địa điểm ở Trung Quốc vào Chủ nhật. Ngược lại, các cơ sở của Foxconn ở Longhua, Guanlan, Taiyuan và Zhengzhou, khu phức hợp sản xuất iPhone lớn nhất thế giới, vẫn không bị ảnh hưởng bởi các hạn chế cung cấp điện, báo cáo cho biết.

Một số công ty nhỏ hơn cũng bắt đầu thông báo với sàn giao dịch chứng khoán rằng, họ đã được lệnh hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động. 

Không chỉ vậy, sự thiếu hụt tất cả mọi thứ từ dệt may đến linh kiện điện tử có thể làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và ăn vào lợi nhuận của một loạt các công ty đa quốc gia.

Tại Giang Tô, một tỉnh gần Thượng Hải với nền kinh tế lớn gần như Canada, các nhà máy thép đã đóng cửa và một số thành phố phải tắt đèn đường. 

7e915efccfd675499776e76287106664.jpg
Khủng hoảng năng lượng đang khiến nền kinh tế Trung Quốc khó khăn.

Ở Chiết Giang gần đó, khoảng 160 công ty sử dụng nhiều năng lượng, bao gồm cả các công ty dệt may, đã phải đóng cửa. Trong khi đó ở Liêu Ninh, 14 thành phố đã ra lệnh cắt điện khẩn cấp mà nguyên nhân một phần là do giá than tăng cao. 

Lu cho biết: “Việc hạn chế năng lượng sẽ lan rộng và tác động đến thị trường toàn cầu. Rất nhanh chóng, các thị trường toàn cầu sẽ cảm thấy sự thiếu hụt nguồn cung từ hàng dệt may, đồ chơi cho đến các bộ phận máy móc”.

Các biện pháp cắt giảm là mối đe dọa mới đối với một nền kinh tế đang đối mặt với nhiều áp lực sau khi phục hồi hình chữ V trong năm qua. 

Đồng thời, nó đặt ra một thách thức cho các nhà hoạch định chính sách, làm thế nào để theo đuổi các mục tiêu về môi trường mà không gây tổn hại đến các nền kinh tế vẫn còn mỏng manh. 

Bắc Kinh đang đặt mục tiêu tăng trưởng cả năm là 6% sau khi mở rộng 12,7% trong nửa đầu năm. 

Larry Hu, trưởng bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Macquarie Group, cho biết: “Các nhà hoạch định chính sách dường như sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng chậm hơn trong phần còn lại của năm nay, để đạt được mục tiêu phát thải carbon".

"Mục tiêu GDP hơn 6% là điều dễ dàng đạt được, nhưng không dễ đạt được mục tiêu phát thải do tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm”, ông cho biết thêm.

'Bom nợ' Evergrande ảnh hưởng đến nhà đầu tư ra sao?
Evergrande, nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất Trung Quốc, đã khiến thị trường toàn cầu hỗn loạn và gây ra các cuộc phản đối tại quê nhà khi họ phải vật lộn để tồn tại.

AN DI