Mẹ tôi buôn bán hàng khô ngoài chợ, bố làm thợ xây, thu nhập của 2 người không đủ nuôi 3 chị em tôi ăn học. Sau khi học xong, tôi chưa được lấy chồng mà phải đi làm nuôi các em ăn học ròng rã suốt 7 năm.
Khi các em có ngành nghề ổn định thì tôi mới yên tâm đi lấy chồng. Bố mẹ vất vả nuôi chị em tôi ăn học nhưng chưa có gì báo đáp công ơn đó. Sau khi kết hôn, tôi không thể lo cho bố mẹ được nữa, tôi không muốn tuổi già của bố mẹ phải bươn chải kiếm tiền nuôi bản thân. Vì vậy trước khi cưới, tôi muốn gia đình nhà trai đặt 50 triệu vào hộp tráp, coi như là tấm lòng của tôi dành tặng bố mẹ. Nghe tôi nói vậy, bạn trai sẵn sàng đồng ý.
Sau cưới vài ngày, chồng bất ngờ hỏi vay lại số tiền thách cưới. Anh bảo số tiền đó phải đi vay để đặt tráp, nếu không trả sớm thì lãi tăng nhanh. Tôi ngạc nhiên khi chồng nói những lời đó. Gia đình anh xây ngôi nhà trị giá 2 tỷ, thế mà không có nổi 50 triệu để cưới vợ mà phải đi vay.
Cứ nghĩ lấy được chồng giàu, nào ngờ gia đình anh đang nợ ngập ngụa. (Ảnh minh họa) |
Chồng nói tiền xây nhà là vay ngân hàng, còn trong nhà không có tiền. Tôi bảo không có tiền thì đừng làm nhà, xây nhà to vật vã lại phải vất vả kiếm tiền trả lãi thì cực quá.
Anh nói bố mẹ làm kinh doanh, phải xây nhà to đẹp thì mới tạo được sự tin tưởng của mọi người. Thấy gia đình giàu có thì họ mới yên tâm góp vốn cho bố mẹ anh. Nếu cứ giữ ngôi nhà cấp 4 cũ, ai dám giao tiền vào tay ông bà.
Tôi nói là thu nhập của anh mỗi tháng gần 20 triệu mà không có nổi 50 triệu cưới vợ, sao lại phải đi vay. Anh nói bố mẹ đang trong giai đoạn làm ăn khó khăn, anh làm được đồng nào đều đưa ông bà trả lãi ngân hàng.
Anh bảo tôi vay lại tiền của bố mẹ để anh trả nợ cho xong, tránh phải chịu lãi cao. Năm sau, kinh tế gia đình khởi sắc, anh hứa sẽ trả lại bố mẹ vợ số tiền gấp đôi. Cứ nghĩ lấy được chồng giàu, nào ngờ gia đình anh đang nợ ngập ngụa. Tôi không biết có nên vay lại số tiền thách cưới của bố mẹ đẻ đưa chồng trả nợ không nữa?
Mở rộng biên độ tỷ giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp vay nợ ngoại tệ