Mới đây, hãng sản xuất thiết bị y tế Mỹ Medtronic đã xác nhận Vingroup là một trong 3 đơn vị được Medtronic câp bản quyền sản xuất máy thở trong 90.000 đơn đăng ký, cùng với 2 đơn vị khác là Baylis Medical và Foxconn Technology Group.
Giá máy thở PB560 được Medtronic đưa ra ở 35 nước trung bình dưới 10.000 USD/máy, dự tính tăng năng suất lên gấp 5 lần, sản xuất hơn 1.000 máy thở/tuần vào cuối tháng 6 và có mục tiêu sản xuất hơn 25.000 máy thở trong 6 tháng tới. Ngoài ra còn phối hợp để thử nghiệm điều khiển từ xa.
Medtronic cũng cung cấp miễn phí các thông số và mã nguồn phần mềm máy thở cho doanh nghiệp muốn sản xuất.
Ngày 3/4, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tuyên bố tập đoàn đã ký kết thành công hợp đồng license với hãng Medtronic để được sử dụng thiết kế của họ cho máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng
Công suất sản xuất là10.000 máy thở có xâm nhập (PB 560), 45.000 máy thở không xâm nhập mỗi tháng. Dự kiến tặng Bộ Y tế 5000 máy thở không xâm nhập, còn lại chỉ tính giá linh kiện, toàn bộ chi phí sản xuất và thuế phí Vingroup chịu để hỗ trợ ngành y tế chống đại dịch Covid-19.
Mới đây, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng (Quảng nổ) cũng thông báo đã hoàn tất kế hoạch sản xuất máy thở xâm nhập giúp điều trị bệnh nhân Covid-19. Loại máy thở mà BKAV dự định sản xuất cũng là PB 560, cùng loại với sản phẩm của Vingroup.
Sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng, doanh nghiệp của CEO Nguyễn Tử Quảng "nhập cuộc" sản xuất máy thở. |
Ông Quang cho biết, ngay từ khi có tin GS Trần Văn Thọ và Trần Ngọc Phúc muốn chuyển giao công nghệ sản xuất máy thở cho Việt Nam, ông đã cử đội ngũ nghiên cứu dự án này. Dự kiến giữa tháng 5 sẽ sản xuất xong máy mẫu đầu tiên, để có thể xin cấp phép sản xuất hàng loạt từ Bộ Y tế.
"Bkav cũng đã làm việc với chuỗi cung ứng sẵn có đang tham gia sản xuất Bphone. Hơn 9000 công nhân và 04 nhà máy trong hệ thống của chúng tôi đã sẵn sàng. Giả sử dịch bệnh Covid-19 có bùng phát, thì cùng với các nhà sản xuất nội địa khác tôi tin tưởng Việt Nam sẽ không lo thiếu máy thở. Không những thế chúng ta còn có thể xuất khẩu để hỗ trợ các quốc gia khác nếu dịch vẫn còn hoành hành", CEO Nguyễn Tử Quảng viết.
Hà Nội đã có cây "ATM gạo" hỗ trợ người khó khăn trong mùa dịch
Theo chia sẻ của người sáng lập ra ý tưởng AMT gạo ở Hà Nội, người dân sẽ được hỗ trợ gạo từ 11/4 đến khi hết gạo.