Sốt xuất huyết vẫn hoành hành các tỉnh thành

Với trẻ nhỏ, nếu bé nôn ói liên tục, đau nhiều vùng bụng bên phải thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế khám.

Tại Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, ngày 29/10, đã có hơn 300 bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị nội trú, riêng trẻ em chiếm 1/3, trong đó có nhiều bệnh nhân bệnh nặng phải hỗ trợ thở máy, điều trị hồi sức tích cực dù chỉ mới trong ngày thứ 3 của bệnh. Bệnh viện phải bố trí thêm nhiều giường để tiếp nhận bệnh nhân, thậm chí phải kê giường  tại hành lang.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM thống kê, số ca mắc sốt xuất huyện trên địa bàn chưa có dấu hiệu giảm. Chín tháng đầu năm có hơn 48.400 ca bệnh, tăng 124% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung bình mỗi tuần có khoảng 1.800 ca mắc mới.  Riêng tháng 9, thành phố có 8.128 ca, tương đương số ca trong tháng 8. Có 9 trường hợp tử vong gồm 2 trẻ em và 7 người lớn, hầu hết do đến bệnh viện trễ sau một thời gian tự điều trị tại nhà hoặc kèm theo bệnh lý như béo phì, bệnh mạn tính.

Sốt xuất huyết vẫn hoành hành các tỉnh thành

Tại Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội  ghi nhận tình hình sốt xuất huyết đang có dấu hiệu giảm. Tuần cuối tháng 10 Hà Nội ghi nhận 770 ca mới, giảm 61 trường hợp so với tuần trước. Từ đầu năm đến nay, thành phố có 8.416 bệnh nhân sốt xuất huyết trong khi năm ngoái khoảng 1.000 ca, chưa có trường hợp tử vong. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, nhận định, đỉnh dịch diễn ra vào tháng 10 và 11 hằng năm. Do đó các địa phương tiếp tục duy trì biện pháp phòng bệnh, tổng vệ sinh môi trường, để  khống chế các ổ dịch mới phát sinh.

Trước đó, chiều 28-10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai xác nhận vừa có thêm một bệnh nhi tử vong do sốt xuất huyết. Đây là ca thứ 3 tử vong do dịch sốt xuất huyết ghi nhận trên địa bàn Đồng Nai tính từ đầu năm 2019 đến nay.

Các bác sĩ cho biết, bệnh sốt xuất huyết trong hai ngày đầu rất khó nhận ra, vì lúc đó bệnh chỉ có các triệu chứng của nhiễm siêu vi thông thường như sốt cao, nhức đầu, đau mình mẩy, nôn ói…Sau ngày thứ hai thì triệu chứng rõ ràng hơn với các biểu hiện của sốt xuất huyết như sốt cao liên tục, xuất huyết. Lúc này nếu chúng ta nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết thì có thể thử máu, dựa vào kết quả máu thầy thuốc sẽ có chẩn đoán chính xác người bệnh có sốt xuất huyết hay không.  Riêng với trẻ nhỏ, nếu bé nôn ói liên tục, đau nhiều vùng bụng bên phải thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế khám  vì có thể đó là dấu hiệu nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue.

20150815-dich-sot-xuat-huyet-dang-hoanh-hanh-tai-ha-noi-va-tphcm-1
20150815-dich-sot-xuat-huyet-dang-hoanh-hanh-tai-ha-noi-va-tphcm-1

 

Người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng, người thân nên cho người bệnh uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn;  từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

btl

Các mẹ bầu cần biết những gì về bệnh sốt xuất huyết?

Các mẹ bầu cần biết những gì về bệnh sốt xuất huyết?

Bác sĩ Nguyễn Lê Việt Hùng, Đại học Y dược TP.HCM sẽ tư vấn cách phòng tránh và điều trị khi bị sốt xuất huyết.