Dịch sốt xuất huyết năm 2019: Những con số đáng báo động

Bộ Y tế cho biết, từ đầu tháng 1 đến ngày 10/8/2019, cả nước ghi nhận khoảng 125.000 trường hợp mắc số xuất huyết, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2018. Rất nhiều trường hợp xuất hiện các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết và đã có 15 trường hợp tử vong.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi phát hiện nhiều ca mắc nhất với 24.768 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 176% so với số ca bệnh của cùng kỳ năm ngoái (8959 ca).

Tại Đắk Lắk, trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh ghi nhận hơn 3.200 trường hợp nhiễm sốt xuất huyết, tăng gấp bảy lần so với cùng kỳ năm 2018.

Tại Hà Nội, theo báo cáo của Sở y tế trong tháng 8/2019, Hà Nội ghi nhận từ 200 ca đến 300 ca mắc sốt xuất huyết/tuần. Tháng 9/2019, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) đã tăng lên từ 400 đến 500 ca/tuần, xuất hiện tại tất cả các quận, huyện, thị xã. Phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) là địa bàn có số ca mắc bệnh cao nhất, 69 ca mắc với 9 ổ dịch. Hiện còn 3 ổ dịch đang hoạt động tại khu vực Hoàng Cầu, Hào Nam và Võ Văn Dũng.

Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, dịch sốt xuất huyết hiện nay xuất hiện quanh năm với những diễn biến khó lường. Đặc biệt, với bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 type được ký hiệu là D1, D2, D3, D4.

Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra 
Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra 

Cả 4 type gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng type, cho nên, một người có thể mắc sốt xuất huyết đến lần thứ 2 hoặc hơn. Đáng lưu ý, những lần mắc sau thường nặng hơn lần mắc trước.

Hiện tại Hà Nội lưu hành cùng một lúc 3 tuýp bệnh trong khi trước kia chỉ 1-2. Nguyên nhân có thể do sự giao lưu đi lại giữa các địa phương. Tuy nhiên, virus hiện chưa có sự biến đổi về độc lực.

Khi bị sốt, uống thuốc hạ sốt không hạ, nằm trong vùng có dịch người bệnh nên đi khám, tuyệt đối không tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà, không tự ý truyền dịch. Bệnh có thể chuyển độ nặng rất nhanh, thường có biến chứng vào ngày thứ 3 trở đi.

Trong những tháng còn lại của năm 2019, tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa
Trong những tháng còn lại của năm 2019, tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa

Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đề nghị các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân sốt xuất huyết trên địa bàn, đảm bảo phát hiện bệnh nhân sớm để điều trị kịp thời, tránh bệnh chuyển độ nặng.

Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường trung gian là muỗi vằn, chính vì thế, biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả nhất chính là:

- Vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ.

- Không nên trữ nước trong nhà.

- Tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi.

- Phát quang bụi rậm và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt.

Đức Tuấn (t/h)

Mỹ:  Hơn 1000 ca mắc bệnh phổi, 18 người tử vong vì thuốc lá điện tử

Mỹ: Hơn 1000 ca mắc bệnh phổi, 18 người tử vong vì thuốc lá điện tử

Các trường hợp tử vong và mắc bệnh liên quan đến thuốc lá điện tử ở Mỹ ngày càng gia tăng trong tuần qua.