Mùa thu liên quan gì đến bệnh suy tim?

Thu sang với một chút nắng hanh, tiết trời lại mát mẻ, mùa của lá vàng rơi. Lãng mạn đấy nhưng cũng dễ bệnh lắm đấy.

Nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm, thời tiết thay đổi đột ngột, khô hanh, gió, hệ thống miễn dịch suy giảm... Tất cả đều là nguyên nhân gây nên những căn bệnh dễ gặp vào mùa thu. 

Hen suyễn dị ứng 

Vào mùa thu bạn dễ bị hắt hơi sổ mũi, lên cơn hen suyễn dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng... 
Vào mùa thu bạn dễ bị hắt hơi sổ mũi, lên cơn hen suyễn dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng... 

Thu sang với một chút nắng hanh là điều kiện thuận lợi cho phấn hương cỏ dại và các loại nấm mốc khuếch tán trong không khí. Gió thu nhẹ thổi, mùa “lá vàng rơi” mang theo những bụi phấn của tổ sâu, chất thải của côn trùng khô dính ở lá, theo lá bay vào không khí và tỏa lan nơi mặt đất.

Bạn rất dễ hít phải chúng và thế là bạn sẽ bị hắt hơi sổ mũi, lên cơn hen suyễn dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng... Trời mát, bạn thường mặc áo cộc tay, quần sooc dạo phố... Những phần da hở là nơi dễ bị kích ứng dị ứng nhất.

Nếu bạn thường bị dị ứng với nấm mốc, bụi bặm hay chất gây dị ứng trong nhà thì bạn cần giữ cho nhà cửa sạch sẽ, giữ độ ẩm trong nhà ở mức thích hợp để hạn chế nấm mốc và các yếu tố có thể gây dị ứng phát triển.

Dùng thuốc ngừa dị ứng cũng là cách để phòng bệnh, tuy nhiên, khi dùng thuốc bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Đau họng

 Viêm họng rất dễ bùng phát vào mùa thu.
 Viêm họng rất dễ bùng phát vào mùa thu.

Thông thường hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm hơn khi vào thu nên bạn rất dễ bị cảm lạnh. Hơn nữa, sự thay đổi nhiệt độ, không khí đột ngột kết hợp với gió mạnh có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Chính vì vậy, viêm họng rất dễ bùng phát vào mùa thu.

Dấu hiệu viêm họng khi cổ họng có các biểu hiện như: Sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và hay thỉnh thoảng bị nôn. Họng tấy đỏ và amidan sưng, đôi khi có hạch...

Cách đề phòng tốt nhất là giữ ấm cơ thể tuyệt đối và đi khám bác sĩ khi cần thiết.

Cảm cúm

Sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến bạn dễ bị cảm cúm khi trời sang thu.
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến bạn dễ bị cảm cúm khi trời sang thu.

Cũng giống như đau họng, sự thay đổi đột ngột của thời tiết là lý do khiến cơ thể không kịp thích nghi, dễ bị cảm cúm khi trời sang thu. Thêm vào đó, do trời lạnh, mọi người thích đóng cửa sổ, càng là cơ hội lý tưởng cho virus cúm phát triển.

Vào mùa này, bạn nên uống nhiều nước hoặc nước trái cây, súp, trà nóng hoặc xông hơi để mau khỏi bệnh, tránh hút thuốc, không nên tiếp xúc với người khác và trẻ nhỏ, vì bệnh rất dễ lây lan qua không khí. Nên mặc áo ấm, nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống hợp lý để cơ thể có đầy đủ năng lượng chống lại bệnh.

Sốt phát ban

Cách phòng sốt phát ban tốt nhất là bạn nên đi tiêm chủng để phòng ngừa.
Cách phòng sốt phát ban tốt nhất là bạn nên đi tiêm chủng để phòng ngừa.

Sốt phát ban thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus rubella. Bệnh thường lây truyền qua đường hô hấp, khi hít thở chung nguồn khí với người bệnh.

Triệu chứng của bệnh là bị sốt cao, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu ngăn ngừa bệnh này. Bạn cũng không thể điều trị sốt phát ban bằng kháng sinh vì các kháng sinh không có tác dụng chống lại các virus gây bệnh. Cách phòng bệnh tốt nhất là bạn nên đi tiêm chủng để phòng ngừa.

Suy tim

Để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Vào mùa thu, khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể phải đấu tranh để thích ứng với sự biến đổi khí hậu, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch. Những người có vấn đề về tim mạch sẽ càng tăng nguy cơ bị bệnh tim.

Để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả và cá, hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc và chăm chỉ tập thể dục để điều hòa hệ tim mạch.

Đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là bệnh điển hình vào mùa thu.
Đau nhức xương khớp là bệnh điển hình vào mùa thu.

Đau nhức xương khớp là bệnh điển hình vào mùa thu, nó không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi, hiện nay, phụ nữ sau tuổi 35 đều có thể bị bệnh khớp. Để hạn chế đau nhức xương khớp trong mùa thu, người lớn tuổi nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Giữ ấm người khi trời lạnh thất thường. Điều chỉnh mức độ tập luyện phù hợp thể trạng từng người.

Vấn đề về tiêu hóa

Mùa thu làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng, đầy hơi, chậm tiêu, hội chứng ruột kích thích.
Mùa thu làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng, đầy hơi, chậm tiêu, hội chứng ruột kích thích.

Vào mùa thu, sức đề kháng của cơ thể giảm nên khó chống lại vi khuẩn gây bệnh, do đó hệ tiêu hóa càng bị ảnh hưởng nặng nề. Nguy cơ loét dạ dày tá tràng tăng. Các chứng bệnh như đầy hơi, chậm tiêu, hội chứng ruột kích thích cũng luôn gây khó chịu cho mọi người.

Để giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tiêu hóa, cần có chế độ ăn uống khoa học, đúng giờ, không bỏ bữa, không hút thuốc. Nên loại bỏ khoai tây chiên, thịt băm viên, chả cá cũng như thức ăn hun khói, thức ăn quá cay, quá béo, trà và cà phê đặc, sôcôla và tuyệt đối kiêng rượu. Nên ăn các loại thịt nạc và cá để cung cấp đạm cho cơ thể.

AN LY (t/h)

4 lí do nên đi du lịch vào mùa thu

4 lí do nên đi du lịch vào mùa thu

Những chiếc lá rực rỡ màu sắc đã bắt đầu rơi, những cơn gió đang khẽ ùa về... là cảm nhận của du khách mê mẩn trước mùa thu trầm mặc.