Sự cố cáp quang biển AAG đã được khôi phục hoàn toàn

Đến 7 giờ 20 ngày 4/06/2020, tuyến cáp quang biển AAG đã được sửa chữa xong, lưu lượng trên tuyến cáp này đã được khôi phục hoàn toàn.

Theo thông tin mới nhất từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet, tuyến cáp AAG đã được sửa chữa xong vào lúc 7 giờ 20 ngày 4/6/2020. Theo đó, 100% lưu lượng trên tuyến cáp này đã được khôi phục.

Trước đó, tuyến cáp AAG, đoạn S1H, đã bị xảy ra sự cố vào ngày 14/5/2020 dẫn tới mất hoàn toàn dung lượng đi quốc tế (1140G/1140G). Ngay sau đó, ngày 28/5, các đối tác quốc tế đã thực hiện sửa tuyến cáp này.

Theo dự kiến ban đầu, phân đoạn AAG vào Việt Nam sẽ được sửa chữa xong trước 2/6/2020. Tuy nhiên, trong quá trình sửa chữa, đối tác quốc tế phát hiện điểm đứt mới. Do vậy, thời hạn hoàn thành việc sửa chữa đã  lùi tới ngày 4/6/2020.

Trong thời gian xảy ra sự cố với tuyến cáp AAG, các nhà cung cấp dịch vụ như VNPT, Viettel... đã điều chỉnh định tuyến và cân tải lưu lượng cũng như tối ưu lưu lượng cho khách hàng, do đó chất lượng dịch vụ cho khách hàng vẫn được đảm bảo.

Tuy nhiên hiện tại, Internet Việt Nam đi quốc tế vẫn chưa thể hoạt động lại bình thường do tuyến cáp quang biển Đông Nam Á-Thái Bình Dương (tuyến cáp Asia Pacific Gateway, gọi tắt là APG) vẫn chưa được sửa xong.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước đó, tuyến cáp APG gặp sự cố trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore ngày 30/4/2020. Đến ngày 23/5/2020, cáp APG lại gặp sự cố trên đoạn S1.7, gây mất toàn bộ dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến.

Đại diện doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, các sự cố trên nhánh S9 và S1.7 của tuyến cáp quang biển Đông Nam Á-Thái Bình Dương (tuyến cáp Asia Pacific Gateway, gọi tắt là APG) sẽ bắt đầu được xử lý từ ngày 6/6 và dự kiến hoàn thành vào ngày 11/6/2020.

Minh Sơn

theo Việt Nam plus

Sự cố cũ chưa khắc phục, lại thêm tuyến cáp quang biển APG đứt

Sự cố cũ chưa khắc phục, lại thêm tuyến cáp quang biển APG đứt

Tuyến cáp quang biển Asis Pacific Gateway (APG) gặp sự cố từ sáng 23/5 gây mất toàn bộ dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên toàn tuyến,